Cập nhật các đề xuất quản trị quan trọng tuần 38/2023
Tuy xu hướng Bitcoin vẫn chưa có sự khởi sắc trong tuần nhưng các nhà phát triển vẫn tiếp tục đưa ra những cập nhật quan trọng. Vậy đó là những gì và có ảnh hưởng ra sao?
Arbitrum khởi động lại sự kiện Odyssey
Đội ngũ phát triển dự án đã đưa ra thông báo tiếp tục chuỗi sự kiện Arbitrum Odyssey đã bị tạm ngừng trong khoảng thời gian trước đó.
Galxe sẽ là đơn vị hợp tác với Arbitrum tổ chức chuỗi sự kiện kéo dài 7 tuần diễn ra từ tuần 39/2023. Bên cạnh đó, sự kiện cũng bao gồm 13 dự án trong đó có nhiều tên tuổi lớn như GMX, TreasureDAO, SushiSwap, Uniswwap, 1Inch…
Đội ngũ phát triển cũng đưa ra thông báo về việc sẽ không có airdrop cho người dùng trong sự kiện Odyssey mà chỉ cung cấp các chứng nhận về việc đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Các bạn có thể truy cập website chính thức để nhận được cập nhật mới nhất về sự kiện tại đây.
Trong tháng 06/2022, khi Arbitrum thông báo về Odyssey, số lượng giao dịch trên mạng lưới đã tăng vọt vì kỳ vọng về airdrop token ARB. Tuy nhiên, hoạt động trên mạng lưới đã giảm mạnh trở lại khi sự kiện bị tạm dừng.
Trong bối cảnh hiện tại, Odyssey có thể là một quân bài để Arbitrum giữ được người dùng. Bên cạnh đó, việc các dự án chưa phân bổ ARB họ nhận được cũng là một cơ sở để người dùng chú ý hơn tới sự kiện này.
Optimism bán 116 triệu token OP
Vào ngày 20/09/2023, Optimism đưa ra thông báo đang thực hiện bán 116 triệu token OP thông qua hình thức giao dịch OTC.
Vòng private sale này đang có sự tham gia của 7 bên, hiện tại chưa rõ thông tin về giá trị giao dịch. Số lượng token này dự kiến sẽ được khoá trong vòng 2 năm và chia đều cho 7 bên mua.
Trong khoảng thời gian khoá, các bên mua vẫn có thể tham gia biểu quyết quản trị với số lượng token này.
Số lượng token này được đội ngũ phát triển bán với mục đích làm ngân sách cho việc quản trị dự án.
Hiện tại, đề xuất này đang nhận được nhiều sự chú ý cũng như tranh cãi trong cộng đồng Optimism trong bối cảnh mô hình quản trị mà dự án đã đề ra từ trước vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức.
ZkSync giới thiệu chương trình ZK Fellowship
Chương trình này có mục đích nhằm hỗ trợ phát triển dự án ZkSync. Cụ thể, người tham gia có thể gửi các tài liệu kỹ thuật đề xuất phát triển mạng lưới cho dự án.
Chương trình sẽ kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Ứng viên được lựa chọn sẽ được dự án hỗ trợ 3,500 USD mỗi tháng để cùng đồng hành với dự án phát triển các ý tưởng nêu trên.
Các bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về chương trình tại đây.
Hiện tại, theo dữ liệu từ L2Beat, ZkSync đang đứng thứ 4 về khối lượng TVL trong số các dự án L2.
Aave tiếp tục đề xuất giảm tỷ lệ thế chấp của CRV
Tiếp tục kế hoạch giảm thiểu rủi ro thanh khoản đối với token CRV, cộng đồng Aave đưa ra đề xuất giảm tỷ lệ thế chấp của CRV thêm 2% xuống còn 45%. Điều này đồng nghĩa với việc nếu tỷ lệ vay trên nợ của token CRV giảm xuống 45% thì dự án sẽ tiến hành thanh lý.
Curve Finance sau vụ hack 62 triệu USD đã chịu thiệt hại trên nhiều khía cạnh:
Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng không những Curve Finance và Aave mà cả thị trường DeFi.
Hiện tại, số lượng nợ vay sử dụng CRV làm tài sản thế chấp đang khoảng 12 triệu USD. Với đề xuất này khoản vay có giá trị 176,000 USD đang có nguy cơ phải chịu thanh lý.
Tuy nhiên khoản vay lớn nhất (trị giá 10.36 triệu USD) vẫn đang có health factor ở mốc 1.78 sau khi thay đổi tỷ lệ nên vẫn chưa rơi vào rủi ro này.
MakerDAO mở rộng qua ZkSync
Cộng đồng MakerDAO đề xuất mở rộng sản phẩm Spark Lend qua hệ sinh thái ZkSync. Theo đó người dùng có thể thế chấp các tài sản WETH, rETH, wstETH, DAI để vay DAI. Đồng thời, người dùng cũng có cơ hội nhận được airdrop token SPK
Mức thanh khoản ban đầu dự kiến sẽ là 2 triệu DAI. Nếu có chiến lược phù hợp thì cả MakerDAO và hệ sinh thái ZkSync đều sẽ được hưởng lợi với đề xuất này.
Đọc thêm: Tổng hợp các quyết định quản trị quan trọng tuần 37/2023.
**Không phải lời khuyên tài chính.