Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

FED chưa có động thái tích cực đối với thị trường Crypto

Crypto trải qua giai đoạn bearish dài nhất. Nhà đầu tư đang thận trọng hơn đối với các tài sản rủi ro sau tác động của FED. Điều này sẽ duy trì trong bao lâu?
Avatar
Sammie
Published Sep 06 2023
Updated Sep 08 2023
4 min read
thumbnail

Thị trường crypto đang trải qua giai đoạn bearish dài nhất trong lịch sử. Điều này được củng cố bởi động thái duy trì lãi suất cao của FED khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn đối với các loại tài sản rủi ro. Điều này sẽ duy trì trong bao lâu nữa?

Duy trì lãi suất cao trong một khoảng thời gian dài hơn

Tính đến ngày 6/9, chỉ số DXY đã tăng lên mức gần 105. Hiện DXY đang tiến tới vùng đỉnh đạt được trong khoảng thời gian tháng 02/2023.

chỉ số dxy khung tuần
Chỉ số DXY khung tuần. Nguồn: TradingView.

Các dữ liệu vĩ mô của Mỹ diễn biến tích cực (tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát duy trì ổn định) là lý do khiến nhiều nhà đầu tư đặt cược vào kịch bản FED vẫn sẽ giữ mức lãi suất cao trong khoảng thời gian dài sắp tới.Từ đó khiến dòng tiền chảy về đồng Đô la Mỹ.

Lợi suất cao cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền chuyển dịch sang các tài sản an toàn thay vì rủi ro. Thật vậy, dữ liệu dòng tiền chảy vào các quỹ tiền tệ tại Mỹ vẫn đang chứng kiến xu hướng tăng.

dòng tiền chảy vào quỹ tiền tệ
Dòng tiền chảy vào các quỹ tiền tệ. Nguồn: financialresearch.

Trong khi đó dòng tiền chảy vào chứng khoán Mỹ đang có chiều hướng sụt giảm.

dòng tiền chảy vào chứng khoán
Dòng tiền chảy vào chứng khoán tháng 7-8/2023.

Mặt khác, việc lãi suất cho vay của các stablecoin trên các nền tảng DeFi đang thấp hơn mức lợi suất phi rủi ro (khoảng 4%-5%) của trái phiếu chính phủ Mỹ cũng khiến dòng tiền trong crypto khó được khơi thông.

lãi suất cho vay nền tảng defi
Lãi suất cho vay trên các nền tảng. Nguồn: DefiLlama.
advertising

Các tổ chức gia tăng sở hữu trái phiếu chính phủ

Mỹ Một dấu hiệu tiêu cực khác đối với thị trường crypto là các tổ chức như Tether đang gia tăng sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ. Cụ thể, Tether đang nắm giữ nhiều trái phiếu Mỹ hơn Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Mexico, Australia, Tây Ban Nha và bằng khoảng 1/7 so với Trung Quốc - một chủ nợ lớn của Mỹ.

Giá trị nắm giữ của Tether là khoảng 72.5 tỷ USD. Tuy đây là bản chất mô hình kinh doanh của Tether nhưng cũng là một dấu hiệu cho thấy tác động tiêu cực của việc duy trì lãi suất cao đối với thị trường crypto khi các tổ chức sẽ tìm đến sản phẩm này đầu tiên như một hình thức sinh lời phù hợp với rủi ro.

Ngoài ra, MakerDAO cũng đang gia tăng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ, giá trị hiện tại khoảng 1.9 tỷ USD.

makerdao nắm giữ trái phiếu mỹ
Giá trị nắm giữ trái phiếu Mỹ của MakerDao. Nguồn: Dune.

Đồng thời, MakerDAO đã gia tăng mức lãi suất của DAI Saving Rate (DSR) khiến dòng tiền không lưu thông được mạnh trong thị trường DeFi. Điều này biến người vay DAI trở thành chủ sở hữu gián tiếp trái phiếu chính phủ Mỹ.

Điều này đi ngược lại với mục đích ra đời ban đầu của MakerDAO là trở thành một nền tảng giúp DeFi gia tăng thanh khoản. Do đó, việc nâng lãi suất DSR cũng góp phần làm giảm thanh khoản trong thị trường và tạo ra các rủi ro khi các nền tảng Lending khác rơi vào vị thế phải thanh lý tài sản.

Trong cuộc họp hồi tháng 06/2023, các thành viên của FED đã đưa ra đề xuất của mình về mức lãi suất (thể hiện bằng biểu đồ Dot Plot).

đề xuất mức lãi suất fed
Đề xuất mức lãi suất của thành viên Fed. Nguồn: federalreserve.

Do đó có thể thấy rằng vẫn có khả năng mức lãi suất trong năm 2024 sẽ duy trì quanh mốc 5%. Vì vậy, có thể thị trường đến giữ năm 2024 vẫn chưa đón nhận được tín hiệu thực sự tích cực từ phía FED.

Đọc thêm: Tin tức 6/9: Base chain dừng hoạt động, ngành pháp lý thu lợi khủng từ các công ty phá sản Crypto.

**Đây không phải là lời khuyên tài chính.

RELEVANT SERIES