Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

FED trở nên "bồ câu hơn" khi giữ nguyên lãi suất, khiến thị trường hồi phục

Sự kiện họp FOMC của FED đã tạo động lực cho thị trường hồi phục trong tuần vừa qua. Điểm nhấn chính của cuộc họp là gì và các nhà đầu tư kỳ vọng gì trong thời gian tới?
Avatar
Luci
Published May 05 2024
Updated May 05 2024
4 min read
fed bồ câu giữ nguyên lãi suất

FED công bố giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 4

Trong tuần qua, FED đã tiến hành họp trong ngày 30/04 và 01/05, kết quả cuộc họp về lãi suất không khác biệt so với kỳ vọng của giới đầu tư khi FED tiếp tục duy trì mức lãi suất tại 5.25% - 5.5%.

Bản báo cáo sau cuộc họp cho thấy FED tỏ ra thất vọng với dữ liệu lạm phát trong 3 tháng đầu năm 2024, đồng thời tiếp tục duy trì quan điểm giữ nguyên lãi suất để chờ các dấu hiệu rõ rệt hơn.

Tuy vậy, kế hoạch siết chặt định lượng (quantitative tightening) sẽ được giảm bớt. Thay vì cắt giảm khoảng 60 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng (để trái phiếu đáo hạn mà không tái đầu tư), FED sẽ thay đổi con số này thành 25 tỷ USD.

bảng cân đối kế toán fed
Tình hình bảng cân đối kế toán của FED. Nguồn: Bloomberg

Động thái này cho thấy FED đang dần nghiêng về chính sách bồ câu hơn đối với thị trường tiền tệ của Mỹ, khiến nhà đầu tư kỳ vọng về việc giảm áp lực bán trên thị trường trái phiếu. Theo đó, sau khi kết quả cuộc họp được đưa ra, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm đã mất mốc 5%.

lợi suất trái phiếu chính phủ mỹ kỳ hạn 2 năm
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm. Nguồn: Bloomberg

Dữ liệu thị trường việc làm cũng là một điểm khiến FED lo ngại. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục duy trì dưới 4% và tốc độ tiền lương gia tăng là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát duy trì ở mốc cao.

Nhìn chung, với các dữ liệu hiện tại, giới đầu tư đang kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất bắt đầu từ tháng 9/2024 (theo Bloomberg).

advertising

Thị trường hồi phục, Bitcoin quay lại mốc 63,500 USD

Quyết định của FED đã góp phần khiến chỉ số đồng USD mất mốc 106.

chỉ số dxy sụt giảm
Chỉ số DXY sụt giảm

Do đó góp phần khiến thị trường hồi phục. Chỉ số S&P 500 đã lấy lại mốc 5,100 dưới các tác động của chỉ số Dollar Index (DXY), dữ liệu việc làm tích cực và lợi nhuận thực tế tốt hơn kỳ vọng. Bitcoin sau đợt giảm xuống dưới mốc 60,000 USD đã bật tăng trở lại mức giá khoảng 63,500 USD.

Trong bối cảnh đó, OECD đã nâng mức kỳ vọng tăng trưởng GDP toàn cầu lên 3.1% từ 2.9% với quan điểm nền kinh tế sẽ không gặp phải rủi ro đình lạm (lạm phát cao cùng với tăng trưởng chậm) và lạm phát sẽ sớm hạ nhiệt.

dự báo tăng trưởng kinh tế thay đổi
Các thay đổi về dự báo tăng trưởng kinh tế. Nguồn: OECD

Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng vẫn chưa hồi phục về mức bình quân khoảng 3.4% hằng năm trước sự kiện đại dịch và khủng hoảng năng lượng.

Các kỳ vọng là khác nhau giữa khu vực Mỹ và châu Âu. Theo đó, việc hồi phục chậm của thị trường châu Âu sẽ khiến ngân hàng trung ương của các quốc gia trong khu vực phải hạ lãi suất sớm hơn FED. Điều này tạo cơ sở để sức mạnh đồng USD tiếp tục được duy trì.

Đối với thị trường crypto, các thông tin tích cực nằm ở việc công ty Block của Jack Dorsey (founder của Twitter) thông báo sẽ đầu tư 10% lợi nhuận gộp hàng năm vào Bitcoin. Bên cạnh đó là các kỳ vọng về khoản đầu tư từ các quỹ hưu trí vào thị trường crypto.

fidelity phân bổ vốn vào thị trường crypto
Fidelity đang nghiên cứu phân bổ vốn các quỹ hưu trí vào thị trường crypto. Nguồn: DLNews

Sản phẩm Bitcoin ETF spot đã tạo ra nền tảng cho các quỹ hưu trí cùng với các quỹ đầu tư khác phân bổ nguồn lực của họ vào crypto dễ dàng. Nếu các quỹ này chấp nhận Bitcoin, dòng tiền chảy vào thị trường sẽ bền vững và đều đặn hơn nữa.

Đọc thêm: Những ông lớn tiền điện tử bây giờ ra sao?

RELEVANT SERIES