ETH có hiệu suất đầu tư kém, holder cần lưu ý điều gì?
ETH thiếu sức hút trong mắt nhà đầu tư
Trên biểu đồ giá ETH so với BTC, xu hướng giảm đã bắt đầu kể từ tháng 9/2022 và kéo dài đến hiện tại, các mức hỗ trợ cũng lần lượt bị từ chối.
Từ góc độ hoạt động trên mạng lưới Ethereum, số lượng giao dịch và số ví hoạt động vẫn được duy trì nhưng không có sự đột phá.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong doanh thu của validator cũng là một điểm cho thấy nhu cầu sở hữu ETH hay hoạt động trên mạng Ether (giao dịch, MEV, NFT mint/burn…) có chiều hướng đi xuống.
Sự phát triển của lớp ứng dụng trên Ethereum cũng là một điểm khiến cho giá ETH trở nên kém hấp dẫn hơn trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong khoảng cuối năm 2023 đến 2024, trào lưu về xây dựng ETH staking và restaking bùng nổ. Xu hướng càng trở nên phổ biến và được đón nhận mạnh mẽ dựa trên kỳ vọng airdrop qua cơ chế tính điểm.
Đọc thêm: Phân tích xu hướng “cày điểm" của các dự án hiện tại
Về mặt tích cực, sự ra đởi và phát triển của ETH staking và restaking sẽ hỗ trợ trợ giá thông qua việc giảm nguồn cung lưu thông, đồng thời giúp gia tăng hoạt động trên các ứng dụng tối ưu nguồn lợi suất (như Pendle).
Tuy vậy, sự phát triển này không giúp hoạt động trên mạng lưới Ether có sự đột phá như việc phát triển DeFi trong giai đoạn 2020 - 2021. Một cách hiểu khác, đây cũng chỉ như một giải pháp trì hoãn việc giá giảm trong khi chờ các lớp ứng dụng khác tạo đột phá mới về nhu cầu.
Trên thị trường tài chính truyền thống, sự ra đời của ETH ETF spot cũng chỉ hỗ trợ xu hướng giá ETH trong thời gian ngắn hạn thông qua việc đầu cơ theo tin tức. Trên thực tế, phản ứng của phố Wall đối với sản phẩm này khá hờ hững khi so sánh với BTC.
Đọc thêm: Ether ETF có thể không thu hút nhiều sự chú ý như Bitcoin ETF
Điều này dẫn tới hệ quả ETH có hiệu suất kém hơn BTC trong thời gian vừa qua.
Các ETH holder cần lưu ý điều gì?
Xét theo góc nhìn của phố Wall, BTC rõ ràng có sức hấp dẫn hơn trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra. Bằng chứng nằm ở việc Bitcoin ETF spot tiếp tục trong trạng thái mua ròng trong khi ETH có diễn biến trái ngược.
Mặt khác, trong thời gian tới câu chuyện để nhà đầu tư kỳ vọng giá ETH tăng dường như không đủ hấp dẫn. Nâng cấp Pectra tuy có nhiều các cải tiến về hạ tầng như Account Abstraction hay việc EIP 7251 sẽ giải quyết vấn đề tập trung của validator nhưng bản hardfork này sẽ khó có khả năng tạo ra cú sốc về nhu cầu cho ETH.
Vì vậy, tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các mảng khác sẽ có khả năng mang lại lợi suất hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ ETH trong giai đoạn cuối năm 2024.
Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư nắm giữ ETH vẫn giữ vững niềm tin dài hạn đối với ETH dựa trên các cơ sở:
- Xu hướng dài hạn cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện và các layer 2 sẽ đóng góp nhiều giá trị cho Ether;
- ETH là tài sản có biến động giá lớn hơn Bitcoin vì lý do vốn hoá.
Và nếu có một xu hướng mới giúp tạo đột phá trên Ether giống với DeFi trước đây, thì hành động tối ưu lúc này là tìm kiếm nguồn yield phù hợp với ETH đang nắm giữ.
Nguồn yield có mức độ an toàn cao có thể kể tới như tham gia liquid staking trên sàn giao dịch hoặc các dự án lớn như Lido hay RocketPool. Đổi lại, mức lợi suất nhận được sẽ chỉ quanh mốc 3%.
Các nguồn lợi suất tốt hơn với ETH có thể tìm thấy ở các nền tảng DeFi cho Liquid staking như cung cấp thanh khoản cho liquid ETH token, sử dụng đòn bẩy để tối ưu nguồn yield… Tuy nhiên, đi kèm với nguồn lợi suất gia tăng là các rủi ro nhất định cần phải tìm hiểu kỹ.
Đọc thêm: Ethererum sắp có biến động?