Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

IMF gợi ý khung chính sách kiểm soát Crypto - Việt Nam bị “gọi tên"

IMF đưa ra một bản nghiên cứu được gọi là C-RAM nhằm hướng dẫn các chính phủ về xây dựng quy định cụ thể đối với thị trường Crypto và lấy Việt Nam làm ví dụ.
Luci
Published Oct 04 2023
Updated Oct 06 2023
3 min read
thumbnail

Sau các sự kiện liên quan tới FTX hay Terra, các quốc gia đang bắt đầu bận rộn hơn cho quá trình đưa ra các quy định cụ thể đối với thị trường Crypto. Vào ngày 29/09/2023, IMF đã đưa ra một bản nghiên cứu được gọi là C-RAM nhằm hướng dẫn các chính phủ về vấn đề này.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giới thiệu C-RAM

C-RAM được viết tắt từ cụm từ Crypto-Risk Assessment Matrix có nghĩa là ma trận đánh giá các rủi ro liên quan tới crypto. Tài liệu này được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giới thiệu nhằm mục đích xem xét các rủi ro của Crypto ở tầm cỡ quốc gia. Từ đó đưa ra đề xuất khung đánh gía các rủi ro này đồng thời gợi ý về các chính sách liên quan có thể thực thi.

c ram trên trang web imf
C-RAM được đăng tải trên trang web của IMF. Nguồn: IMF.

IMF cũng đề cập tới một số loại token cần phải dành sự quan tâm cao khi thực hiện đánh giá rủi ro và triển khai chính sách bao gồm:

    Unbacked tokens
    Utility tokens
    Securities token

Ma trận đánh giá rủi ro bao gồm 3 bước thực hiện.

    Sử dụng cây quyết định (decision tree) để đánh giá rủi ro vĩ mô mà Crypto có thể mang lại.
    Bước tiếp theo bao gồm tìm ra các chỉ báo tương ứng với các sản phẩm sẵn có trong nền kinh tế truyền thống để giám sát thị trường.
    Bước cuối cùng là đánh giá rủi ro trên quy mô toàn cầu dựa trên ảnh hưởng của một quốc gia tới các quốc gia khác.

Hiện tại, dù sự kết nối của thị trường Crypto tới toàn bộ nền kinh tế vẫn đang còn hạn chế tuy nhiên lại có tốc độ phát triển rất nhanh và đang được sử dụng rộng rãi. Do đó, IMF tin rằng C-RAM hoặc các phương thức tương tự cần được triển khai và thực hiện sớm để bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế.

kết nối giữa crypto và tài chính truyền thống
Sự kết nối giữa crypto và tài chính truyền thống. Nguồn: IMF

Trong thời gian tiếp theo, IMF sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm thêm dữ liệu để đưa ra các đề xuất với từng quốc gia cụ thể.

advertising

IMF đưa Việt Nam làm ví dụ minh hoạ

Ngoài các điểm kể trên, tài liệu này của IMF cũng đưa Việt Nam là một ví dụ minh hoạ cho việc áp dụng C-RAM vào phân tích đánh giá rủi ro.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiếp cận với Crypto cao nhất trên thế giới (theo Chainanalysis). Tuy nhiên, chính phủ lại chưa đưa ra bất kỳ quy định cụ thể nào với thị trường này.

Theo IMF, các rủi ro đối với sự phổ cập này có thể mang lại là các sai phạm của một số công ty fintech ứng dụng DeFi, các vấn đề về rửa tiền, rủi ro ở thị trường P2P…

việt nam nhiều công ty crypto
Việt Nam có nhiều  công ty crypto nhưng chưa được quản lý. Nguồn: Statista.

Với sự phổ cập như vậy thì rủi ro về Crypto trên toàn cầu có thể liên quan trực tiếp tới Việt Nam vì mức độ tiếp cận và phụ thuộc vào thị trường quốc tế.

Đọc thêm: Tại sao Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm?

**Không phải là lời khuyên tài chính.

RELEVANT SERIES