Long Short là gì? Chiến lược Long Short hiệu quả trong trading
Các nhà đầu tư tiền điện tử thường sử dụng những biệt ngữ chuyên ngành mà người mới chưa hiểu hết. Mặc dù “long” và “short” không phải là hai thuật ngữ kỹ thuật nhất, nhưng trên thực tế, chúng là cốt lõi của giao dịch.
Nếu bạn là người mới và không chắc chắn về các thuật ngữ “long” và “short” thì cũng đừng lo lắng, bạn không đơn độc đâu. Rất nhiều trader mới cũng thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Vậy Long Short là gì? Hãy cùng MarginATM tìm hiểu qua bài viết nhé!
Long Short là gì?
Long và Short là hai thuật ngữ thường được sử dụng trong các giao dịch margin hoặc giao dịch phái sinh, phản ánh hai tình huống có thể xảy ra của một mức giá cần thiết để tạo ra lợi nhuận. Về cơ bản, Long và Short thể hiện niềm tin của nhà giao dịch rằng giá tiền điện tử sẽ tăng hoặc giảm.
Long là gì?
Với một vị thế Long, các trader đang kỳ vọng rằng giá tài sản sẽ tăng trong tương lai và hưởng lợi từ việc này khi đóng vị thế. Cách thức hoạt động của nó cũng tương tự như khi bạn mua 1 tài sản tiền điện tử: bạn sở hữu tài sản đó và chờ nó tăng giá để bán kiếm lời.
Ví dụ: Hiện giá thị trường của BTC là $50,000 và bạn tin rằng giá sẽ tăng lên $55,000 trong thời gian tới. Do vậy bạn mở một vị thế Long 1 BTC với đòn bẩy 100X.
Số tiền ký quỹ ban đầu để mở một vị thế như vậy sẽ là 1/100 của $50,000 = $500.
Nếu dự đoán của bạn là đúng và giá BTC tăng lên $55,000, bạn quyết định đóng vị thế của mình.
Lúc này lợi nhuận của bạn sẽ là: (55,000 - 50,000) x 1 = $5,000
Short là gì?
Ngược lại với vị thế Long, trong một vị thế Short, các trader kỳ vọng rằng giá sẽ giảm. Họ sẽ đặt lệnh Short, nếu giá giảm đúng như dự đoán thì họ sẽ đóng lệnh. Đây còn gọi là hành động “bán khống” tiền điện tử. Về cơ bản, trader đang đặt cược vào sự giảm giá của tiền điện tử dựa trên những yếu tố phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật.
Cách thức hoạt động của vị thế này như sau: Bạn dự đoán giá của một tài sản tiền điện tử sẽ giảm, do vậy bạn mở 1 vị thế Short. Điều đó có nghĩa là bạn đang mượn một số coin của sàn, và sau đó bán số coin đó đi theo giá thị trường hiện tại. Nếu giá giảm, bạn đóng lệnh. Tức là lúc này bạn đang mua lại cùng một lượng coin đó với giá thấp hơn giá mà bạn đã bán. Phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận của bạn.
Ví dụ: ETH đang được giao dịch quanh mức $2,000. Bạn dự đoán những tin tức tiêu cực sắp tới về thị trường tiền điện tử sẽ khiến giá ETH giảm, vì vậy bạn quyết định đặt lệnh Short 25 ETH ở giá $2,000 với đòn bẩy 50X.
Số tiền ký quỹ bạn cần để mở một vị thế như vậy sẽ là 1/50 của $2,000 = $40.
Nếu dự đoán của bạn đúng và giá ETH giảm xuống còn $1,800. Lúc này bạn đóng lệnh Short của mình và lợi nhuận của bạn sẽ là:
(2,000 - 1,800) x 25 = $5,000
Phân biệt vị thế Long và Short
Khi nào nên mở vị thế Long?
Các trader nên mở vị thế Long khi họ mong đợi giá của một loại tiền điện tử sẽ tăng lên.
Bạn có thể quan tâm đến việc Long khi bạn cảm thấy giá tiền điện tử sắp tăng lên trong thời gian tới, tùy thuộc vào khung thời gian mà bạn đang hoạt động. Ví dụ: Nếu bạn là day trader và tin rằng giá sẽ tăng trong những ngày tiếp theo hoặc thậm chí vài tuần tới, bạn có thể mở 1 vị thế Long thông qua hợp đồng tương lai, quyền chọn hoặc các hợp đồng phái sinh khác.
Tất nhiên, quyết định của bạn phải được hỗ trợ bởi một số loại phân tích cơ bản hoặc kỹ thuật.
Ví dụ: Nếu có thông tin rằng một dự án blockchain đang mở rộng các mối quan hệ đối tác cao cấp hoặc đang thực hiện một nâng cấp quan trọng, bạn có thể nghĩ đến việc đặt lệnh Long native token của dự án. Nhìn chung, bạn nên tích cực sử dụng mạng xã hội và đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt chính xác tâm lý thị trường.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng biểu đồ để kiểm tra xu hướng giá, chẳng hạn như liệu giá có vượt qua đường kháng cự quan trọng hay không? Điều này có thể là dấu hiệu của xu hướng tăng.
Bất kể dựa vào phân tích nào, bạn cũng nên tự tin rằng giá sẽ tăng nếu bạn có một kế hoạch hợp lý và lâu dài.
Khi nào nên mở vị thế Short?
Các trader nên bán khống khi họ dự đoán giá tiền điện tử sẽ giảm.
Cũng tương tự như khi mở vị thế Long, bạn nên căn cứ vào phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật để xác định xu hướng giá của một tài sản tiền điện tử. Theo quy luật, vị thế Short thường được mở nhiều hơn khi trader nhận thấy thị trường đã đạt đến mức quá mua - tức là nó đã tăng trong một thời gian dài và xu hướng tăng có thể đã bão hòa. Ngoài ra, vị thế Short cũng thường được mở khi giá không thể phá vỡ mức kháng cự và có xu hướng quay đầu.
Vì tài sản tiền điện tử vốn vẫn luôn nổi tiếng là dễ biến động và khó có thể dự đoán chính xác xu hướng giá, việc phân tích có thể sẽ hơi phức tạp. Tuy nhiên, bạn phải luôn nhận thức được tất cả các yếu tố tác động đến giá của tài sản tiền điện tử và tránh mở vị thế Short khi xu hướng thị trường đang không rõ ràng.
Chiến lược Long Short cho trader
Mở cả 2 vị thế với cùng 1 cặp giao dịch
Chiến lược tốt nhất là chiến lược cho phép bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Bởi vì tiền điện tử rất dễ bay hơi, lý tưởng nhất là bạn nên mở cả 2 vị thế Long và Short với cùng một cặp giao dịch. Sau khi đã xác định được xu hướng chính xác của thị trường thì bạn có thể tiến hành đóng một lệnh và giữ lệnh còn lại.
Mở 2 vị thế cho 2 cặp giao dịch khác nhau với cùng số lượng
Ở chiến lược này bạn cần mở vị thế Long cho 1 cặp giao dịch và mở vị thế Short cho 1 cặp giao dịch khác với cùng một khối lượng giao dịch.
Với vị thế Long, bạn nên chọn các đồng coin có khả năng sinh lời lâu dài. Đó có thể là những đồng coin phổ biến hơn, nổi tiếng hơn với vốn hóa thị trường lớn, chẳng hạn như Bitcoin và Ethereum.
Với vị thế Short, bạn nên chọn các đồng coin có thể giúp bạn nhanh chóng kiếm được lợi nhuận từ việc giảm giá, thường là các đồng coin vốn hóa nhỏ có xu hướng biến động nhiều và mạnh. Ví dụ là các loại memecoin như Dogecoin, Shiba,... Giá của chúng có thể tăng hay giảm chỉ bởi 1 tweet của Elon Musk.
Kết luận
Hai vị thế Long và Short rất được các trader rất ưa chuộng để tận dụng cơ hội kiếm lời từ thị trường bất kể xu hướng giá như thế nào. Đôi khi, cả hai vị thế này được thiết lập đồng thời để giảm thiểu rủi ro cho trader. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng không có phương pháp nào có thể đảm bảo lợi nhuận tuyệt đối mà không có rủi ro. Hãy tìm ra chiến lược phù hợp nhất với mình, luôn tuân thủ nó và đừng bao giờ đầu tư khoản tiền bạn không sẵn sàng để mất.
Đọc thêm 5 cách “sống sót” khi giao dịch dành cho trader mới trong năm đầu tiên.