Market Maker DWF đã “lái giá" token ra sao?
Trong một khoảng thời gian, các nhà đầu tư trên thị trường luôn đặt ra các giả thuyết về việc tại sao khi DWF Labs thông báo đầu tư vào một dự án crypto, token của dự án đó lại tăng bất ngờ. Market Maker DWF đã “lái giá" token ra sao? Một bài báo từ The Block đã phần nào tiết lộ câu hỏi này.
Thông tin cơ bản về DWF Labs
DWF Labs là một doanh nghiệp tạo lập thị trường (market maker) hoạt động trong lĩnh vực Web3. Theo đó, DWF cung cấp các dịch vụ tạo thanh khoản cho token của các dự án. Đổi lại họ sẽ nhận được một số lợi ích liên quan.
Mô hình hoạt động thông thường của một market maker bao gồm việc liên tục đặt các lệnh mua bán limit để kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch spread (giá mua và giá bán). Đây là hoạt động đòi hỏi đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực để có thể thu về lợi nhuận.
Ngoài ra, DWF cũng cung cấp các dịch vụ OTC Trading và đầu tư mạo hiểm.
Theo như công bố trên trang web, công ty đã cung cấp giải pháp thanh khoản cho hàng trăm token thuộc các dự án khác nhau. Bên cạnh đó, DWF cũng hoạt động trên khoảng 60 sàn giao dịch với hàng ngàn cặp giao dịch.
Về khía cạnh đầu tư, DWF cũng có nhiều dự án trong danh mục của họ. Một số dự án là các blockchain lớn như Tron, Algorand, Mantle, …
Những lần tăng giá token bất ngờ?
Trong quá khứ, Wintermute, một công ty cũng hoạt động trong lĩnh vực market maker cáo buộc DWF Labs thao túng giá token. Theo đó, Wintermute cho rằng thay vì cung cấp thanh khoản cho token và giữ vị thế “neutral”, DWF lại thao túng khiến giá token có những biến động lớn bất thường.
Bên cạnh đó, cũng đã có những lời chỉ trích xung quanh việc DWF không rạch ròi giữa việc có hợp đồng market making với hoạt động đầu tư vào dự án.
Liệu DWF có phải là đơn vị "lái giá" token?
Theo bài báo từ The Block, các quản lý tại DWF Labs thường có xu hướng bàn luận tới việc quản lý giá token cho khách hàng của họ.
Quay trở lại vào thời điểm đầu năm 2023, khi DWF, một cái tên mới trên thị trường công bố rất nhiều thương vụ đầu tư lớn vào các dự án khác nhau. Điều này khơi dậy thắc mắc trong cộng đồng về việc tại sao một công ty non trẻ lại có tiềm lực lớn như thế.
Ngoài ra, cộng đồng cũng rất quan tâm tới việc các thương vụ với DWF có kết cấu ra sao. Để trả lời câu hỏi này, The Block đã phỏng vấn với 16 khách hàng và các nhân viên có kiến thức về cách hoạt động của công ty.
Cụ thể hơn, về mục “quản lý giá token", trong các buổi làm việc với dự án, công ty có đưa ra dịch vụ khiến giá token phản ứng theo những sự kiện liên quan.
Trước hoặc trong những sự kiện quan trọng của dự án, DWF có thể điều chỉnh các thuật toán market making khiến vị thế của họ nghiêng hơn về một bên và có thể khiến giá biến động tăng.
Thông thường, các MM thường giữ vị thế sổ lệnh của họ trung lập để không tiếp xúc với các rủi ro về giá tài sản biến động giảm và có nguồn thu ổn định từ spread. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, do có các lợi ích liên quan trong thoả thuận với dự án khi giá tăng, các MM sẽ chịu rủi ro này và làm lệch vị thế trên sổ lệnh.
Một ví dụ liên quan tới DWF có thể thấy như trường hợp dưới đây:
Do có lợi ích khi giá token tăng (thông qua hợp đồng quyền chọn), nên rất có thể DWF sẽ chịu rủi ro kể trên và điều chỉnh thuật toán khiến giá token tăng.
Tóm lại, xác suất cho việc DWF Labs thao túng giá token trong một vài trường hợp nhất định là khá cao. Tuy nhiên, nếu thông tin The Block đưa ra là đúng thì vẫn có khả năng các dự án sẽ không ký kết dịch vụ này với DWF khiến các hoạt động pump-dump token không diễn ra.
Đọc thêm: TGE là gì? Tìm hiểu về quy trình phát hành token
**Không phải là lời khuyên tài chính.