Maverick là gì? Thông tin về dự án Maverick và token MAV
Các giao thức DeFi luôn phải cải tiến nhằm giới thiệu những nền tảng giao dịch vượt trội hơn các sản phẩm cũ, giải quyết vấn đề tồn tại ảnh hưởng trực tiếp tới người dùng như trượt giá cao và tính thanh khoản thấp. Maverick chính là một sản phẩm ra đời để giải quyết vấn đề này, vậy Maverick Protocol là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Maverick Protocol là gì?
Maverick Protocol là một giao thức DeFi (Tài chính phi tập trung) độc đáo bằng cơ chế Dynamic Distribution AMM giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng, cung cấp một nền tảng giao dịch có mức trượt giá thấp và tính thanh khoản cao. Cơ chế AMM này giúp nhà cung cấp thanh khoản (liquidity provider) có thể linh hoạt trong việc chọn vùng giá mà không cần phải theo dõi vị trí thanh khoản của mình, không phải chịu nhiều phí.
Maverick Protocol cũng áp dụng giải pháp Directional LPing, giúp cung cấp mức giá tốt nhất cho nhà cung cấp thanh khoản. Nhờ vậy, nhà cung cấp thanh khoản có thể dễ dàng quản lý vị trí thanh khoản của mình và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ phí giao dịch của giao thức.
Hiện tại, Maverick Protocol hỗ trợ người dùng swap token và cung cấp thanh khoản trên bốn blockchain là Ethereum, zkSync, BNB Chain và Base.
Các chức năng của Maverick Protocol
Trước khi khám phá các sản phẩm của Maverick, chúng ta cần hiểu về thuật ngữ Bin (thùng) - đơn vị nhỏ nhất trong một phạm vi giá khi cung cấp thanh khoản. Người dùng có thể lựa chọn một hoặc nhiều Bin khi cung cấp thanh khoản. Đối với các loại tài sản có biến động giá cao, nền tảng khuyên người dùng nên đặt Bin ở mức 2% và với Stablecoin từ 0.02% đến 0.05%.
Swap
Chức năng này cho phép người dùng đổi các loại token khác nhau với mức trượt giá thấp. Hiện tại, Maverick hỗ trợ đổi token trên 2 blockchain Ethereum và zkSync.
Pools
Chức năng này cho phép người dùng cung cấp thanh khoản với các chế độ, mức phí, độ rộng Bin khác nhau để kiếm lợi nhuận từ phí giao dịch.
Ngoài ra, chức năng Pools có 4 chế độ thanh khoản khác nhau dành cho người dùng bao gồm:
Thêm vào đó, chế độ Static còn có 3 cài đặt khác nhau bao gồm:
Boosted Positions
Maverick Protocol giới thiệu tính năng Boosted Positions, một công cụ mới giúp các pool thanh khoản triển khai các chiến dịch khuyến mãi với phần thưởng để thu hút người dùng tham gia. Với Boosted Positions, nhà cung cấp thanh khoản (LP) có thêm quyền kiểm soát và sự linh hoạt khi đầu tư vào các pool thanh khoản cụ thể. Các LP có thể thiết lập Boosted Positions của họ theo ba chế độ thanh khoản: Left, Both hoặc Static.
Khi một LP tạo ra một Boosted Positions, LP khác có thể thêm thanh khoản của họ vào cùng một pool. Các phần thưởng, bao gồm token và phí giao dịch, sau đó sẽ được phân chia đều cho tất cả LPs đóng góp thanh khoản vào pool đó. Những lợi ích này rất thu hút các dự án đang tìm kiếm cách để tăng thanh khoản bằng cách sử dụng tính năng Boosted Positions của Maverick Protocol.
Stake MAV
Tính năng này cho phép người dùng Stake token MAV và nhận veMAV, giúp họ có quyền tham gia vào quản trị.
Người dùng sẽ chọn "Tạo Stake Mới" để bắt đầu Stake MAV. Trong giao diện "Stake Mới", người dùng sẽ nhập số lượng MAV và thời gian họ muốn Stake để nhận veMAV. Stake nhiều MAV hơn trong một khoảng thời gian dài hơn sẽ tạo ra số dư veMAV lớn hơn, tăng quyền quản trị của họ.
Thông tin chi tiết về MAV Token
MAV token key metrics
Phân bổ token MAV
Lịch vesting token MAV
Cách sở hữu MAV Token
Hiện nay bạn có thể mua trực tiếp MAV token vì nó đã được listing trên nhiều sàn giao dịch tập trung lẫn phi tập trung khác nhau:
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác của Maverick
Đội ngũ dự án
Alvin Xu, nhà đồng sáng lập của Maverick Protocol, là một nhà lãnh đạo sản phẩm có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng. Trước khi sáng lập Maverick Protocol, ông đã từng là quản lý sản phẩm tại MetaMask và ABRA, cũng đã làm việc với BitTorrent và TRON Foundation trong việc xây dựng sản phẩm và hệ sinh thái. Alvin đã tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử từ năm 2018 và rời Consensys vào năm 2021 để bắt đầu làm việc trên Maverick Protocol.
Đối tác
Các đối tác của Maverick bao gồm:
Ngoài ra, Maverick cũng kết hợp với các đối tác khác như Toekmak, Galxe... để tối ưu hoá trải nghiệm người dùng.
Nhà đầu tư
Maverick Protocol công bố đã gọi thành công 8 triệu USD trong vòng gọi vốn do Pantera Capital dẫn đầu. Ngoài ra còn các nhà đầu tư khác như Circle, Jump Capital, Ledger, Gemini...
Tổng kết
Marverick Protocol, một dự án đáng chú ý đang cạnh tranh trong thị trường với các đối thủ lớn như Uniswap. Với TVL hiện tại gần đạt mức 30 triệu USD, Maverick cho thấy sức hút đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực DeFi, phản ánh tiềm năng và sự quan tâm đang tăng lên trong thị trường này. Hãy theo dõi MarginATM để biết thêm các thông tin tiếp theo về dự án Maverick và token MAV nhé.
Đọc thêm: Balthazar là gì? Thông tin về dự án Balthazar và token BZR
**Không phải lời khuyên tài chính