Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

DDoS là gì? Tấn công DDoS ảnh hưởng như thế nào đến crypto?

DDoS là một loại hình tấn công khá phổ biến và gây ra một số tác động nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu DDos là gì và tấn công DDoS ảnh hưởng như thế nào đến crypto?
Avatar
quynhnguyen
Published Jan 15 2022
Updated Jul 09 2024
12 min read
tấn công ddos

Tấn công DDoS là gì?

Khái niệm DDoS (Distributed Denial of Service) hay chính là từ chối dịch vụ phân tán. Nói một cách dễ hiểu thì tấn công DDoS là một hình thức được sử dụng để ngăn chặn những người dùng hợp lệ truy cập vào mạng hoặc tài nguyên website nào đó.

Đối với loại tấn công này, hacker thường sẽ tìm mọi cách để làm cho mục tiêu bị quá tải vì phải chịu một lưu lượng truy cập lớn. Ngoài ra, kẻ tấn công cũng có thể khiến server hoặc website bị lỗi hoặc sập hoàn toàn bằng cách gửi đi các yêu cầu độc hại.

tấn công ddos là từ chối dịch vụ phân tán
Tấn công DDoS có thể hiểu là từ chối dịch vụ phân tán

Đây là hình thức tấn công phân tán và nạn nhân của DDoS thường là máy chủ web của các tổ chức cao cấp như ngân hàng, doanh nghiệp thương mại, công ty truyền thông, các trang báo, mạng xã hội…Nơi lưu trữ nhiều thông tin bảo mật quan trọng và sở hữu lượng người dùng truy cập lớn.

Vụ tấn công DDoS đầu tiên xuất hiện đó là vào tháng 2 năm 2000, một hacker người Canada đã đánh sập các máy chủ web của Amazon và eBay. Sau đó ngày càng có nhiều cuộc tấn công DDoS xảy ra, đặc biệt là nhắm vào các mục tiêu trong ngành công nghiệp.

advertising

Dấu hiệu của một cuộc tấn công DDoS

Những dấu hiệu của cuộc tấn công DDoS là có thể nhận thấy, tuy nhiên dường như chúng khá tương đồng với một số vấn đề kỹ thuật của mạng, việc bị nhiễm virus hay có thể là vì Internet không ổn định hoặc các quản trị viên đang thực hiện bảo trì hệ thống,... Điều này làm cho việc chuẩn đoán chính xác loại hack này khá khó khăn.

Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra tấn công DDoS bao gồm:

  • Tốc độ truy cập vào các tệp cục bộ hay từ xa đều chậm
  • Không thể truy cập vào một trang web cụ thể nào
  • Email spam gửi về tài khoản quá nhiều
  • Gặp sự cố khi truy cập tất cả các trang web
  • Lượng requests từ user tăng lên đột biến

Phân biệt DoS và DDoS

Một loại hình tấn công khác mà bạn cũng thường nghe đến đó là DoS. Đó chính là Denial-of-Service hay còn được hiểu là từ chối dịch vụ. Cả hai loại tấn công DoS và DDoS đều nhắm vào các mạng máy chủ hay website và khiến chúng bị lỗi và thậm chí bị sập hoàn toàn.

phân biệt dos và ddos
Giữ DoS và DDoS có nhiều điểm khác biệt

Mặc dù có một số yếu tố tương đồng nhau, nhưng giữa DoS và DDoS có những điểm khác biệt như sau:

sự khác nhau giữa ddos và dos
Sự khác biệt giữa DoS & DDoS

Các loại hình tấn công DDoS cơ bản

Có nhiều loại hình tấn công DDoS khác nhau bởi tất cả các thiết bị mạng đều có mức độ bảo mật khác nhau. Một số hình thức tấn công DDoS nhằm mục đích ngăn chặn việc truy cập của người dùng vào một đối tượng cụ thể của mạng hoặc tài nguyên. Trong khi các loại hình khác lại đánh sập hoàn toàn server hay website. Chính vì vậy mà các hacker thường phải sáng tạo trong kỹ thuật mới có thể tận dụng các lỗ hổng trong cấu hình hệ thống.

các loại hình ddos cơ bản
DDoS có một số loại hình tấn công cơ bản thường gặp

Có 3 loại hình tấn công DDoS cơ bản, bao gồm:

  • Volume-based attacks: Loại hình tấn công này sử dụng lưu lượng truy cập cao để làm ngập băng thông mạng.
  • Protocol attacks: Chỉ tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên máy chủ.
  • Application attacks: Đây là loại hình tấn công tinh vi nhất, nhắm vào mục tiêu là các ứng dụng web.

Trong 3 loại hình tấn công DDoS cơ bản trên thì Volume-based attacks được xem là loại hình tấn công phổ biến nhất. Volume-based attacks được thực hiện bằng cách gửi đi yêu cầu truy cập đến mục tiêu với lưu lượng tăng đột biến, vượt quá mức nhà phát triển ban đầu xây dựng cho hệ thống để xử lý. Điều này khiến cho người dùng không thể truy cập được các website đó.

Tấn công DDoS ảnh hưởng như thế nào đến crypto?

Nhờ tính phi tập trung nên mạng lưới blockchain sở hữu khả năng phòng vệ mạnh mẽ. Đây cũng chính là lợi thế giúp chống lại các cuộc tấn công DDoS và những loại tấn công khác. Thậm chí trong trường hợp một số node không tương tác với nhau hay ngoại tuyến thì các blockchain vẫn có thể hoạt động bình thường.

Đồng thời quá trình tiến hành xác thực các giao dịch vẫn được xử lý mà không chịu sự ảnh hưởng nào. Sau khi các node bị gián đoạn được khôi phục lại, chúng sẽ nhanh chóng được đồng bộ hóa lại.

Trong các cuộc tấn công, khả năng phòng vệ của mỗi blockchain sẽ liên quan đến đến số lượng các node và hashrate của mạng. Trong thị trường crypto, Bitcoin là đồng tiền điện tử lâu đời nhất và lớn nhất. Blockchain của Bitcoin được xem là an toàn và linh hoạt nhất, chính vì vậy mà các hình thức tấn công, trong đó bao gồm cả DDoS khó có thể xâm nhập và gây gián đoạn đến mạng lưới này.

tác động của ddos đến crypto
Blockchain có khả năng phòng vệ tấn công DDoS mạnh mẽ nhờ tính phi tập trung

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của ngành công nghiệp tiền điện tử trong những năm gần đây, các ứng dụng trong lĩnh vực này như sàn giao dịch CEX, Wallet,… liên tục trở thành mục tiêu nhắm tới của các cuộc tấn công DDoS.

Trong quá khứ đã từng xảy ra những cuộc tấn công DDoS xảy ra với các sàn giao dịch như Binance, OKex,...một số website hay các dự án trong không gian crypto.

Cụ thể vào năm 2020, Bitcoin.org - một trang web kiến thức chuyên sâu về đồng tiền vua của thị trường - Bitcoin đã bị hacker tấn công. Theo thông tin từ Cobra - nhà sáng lập và quản lý của Bitcoin.org cho biết rằng website này đã gặp phải  một cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Hơn nữa, nhóm hacker cũng yêu cầu khoản tiền 0.5 BTC, tương đương gần $17,000 tại thời điểm đó.

Những cuộc tấn công DDoS tương đối phổ biến trong lĩnh vực tiền điện tử. Vào năm 2020, nhà sản xuất ví lạnh Trezor hay sàn giao dịch Poloniex cũng phải hứng chịu một đợt tấn công tương tự.

Hay mới đây blockchain Solana (SOL) cũng đã trở thành nạn nhân mới nhất của một cuộc tấn công DDoS khiến mạng lưới blockchain này bị quá tải, dẫn đến sự tắc nghẽn trong quá trình giao dịch.

Theo báo cáo từ Blockasset - một nền tảng NFT vận hành trên blockchain Solana cho biết sự cố đã xảy ra vào ngày 9/12, khi các validator gặp một số lỗi trong việc xử lý giao dịch. Tuy nhiên, mọi tài sản người dùng đều không bị thiệt hại bởi các giao dịch trong trạng thái pending.

solana bị tấn công ddos
Solana là nạn nhân mới nhất của cuộc tấn công DDoS

Đây không phải lần đầu tiên mạng lưới Solana gặp phải cuộc tấn công này. Vào tháng 9 năm 2021, nền tảng cũng đã từng bị ngưng hoạt động trong 17 giờ khi lượng giao dịch tại thời điểm đó tăng vọt lên mức hơn 400,000 giao dịch/s. Chính điều này đã khiến mạng lưới bị tắc nghẽn và không thể xử lý các giao dịch cùng lúc.

Thời gian diễn ra của các cuộc tấn công này có thể là vài phút đến hàng giờ, và nghiêm trọng hơn là kéo dài trong nhiều ngày. Những vụ hack sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho cả người dùng và cả những tổ chức liên quan, nhất là khi vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn và xử lý chúng.

Cách để tránh bị tấn công DDoS

Trên thực tế, các cuộc tấn công DDOS có thể xảy ra bất cứ lúc nào thậm chí đối với ngay cả những trang web lớn mạnh. Vì vậy mà không có bất kỳ một biện pháp cụ thể nào để ngăn chặn hoàn toàn loại hack này. Tuy nhiên, vẫn có một số cách giúp hạn chế các trường hợp trở thành nạn nhân trong các cuộc tấn công DDoS.

Đối với cá nhân người dùng: 

  • Cài đặt và cập nhật liên tục phần mềm diệt Virus, có thể sử dụng phần mềm diệt virus trả phí để tăng tính bảo mật cao hơn.
  • Cài đặt tường lửa (Firewall), thiết lập cấu hình tường lửa để hạn chế lưu lượng đến và đi từ máy tính của bạn.
  • Dùng bộ lọc email để hạn chế nhận thư lạ, thư rác.
  • Thường xuyên theo dõi lưu lượng truy cập của trang Web, nếu thấy lượng truy cập tăng đột biến cần xử lý ngay.

Đối với các máy chủ hay website: 

  • Sử dụng dịch vụ hosting uy tín cung cấp các nguồn tài nguyên, cấu hình website phù hợp với độ bảo mật cao.
  • Theo dõi lưu lượng truy cập của website để nhận ra dấu bất thường và xử lý kịp thời.
  • Chuẩn bị băng thông dự phòng lớn hơn mức hiện tại của website. Điều này sẽ giúp kéo dài thời gian xử lý sự cố trước khi máy chủ bị sập.
  • Tạo định tuyến hố đen để nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể chuyển các traffic vào đó, hạn chế tình trạng quá tải trên mạng lưới.
  • Giới hạn số lượng truy cập vào trang web, điều này sẽ góp phần làm chậm quá trình tấn công của hacker.
  • Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF) tránh tấn công DDoS và hạn chế khỏi những truy cập độc hại.
  • Dùng mạng Anycast để phân tích traffic và chuyển các traffic DDOS đến những nơi có thể quản lý.

Cách xử lý khi bị tấn công DDoS

Trong trường hợp bạn nhận ra các vấn đề bất thường xảy ra như dấu hiệu của các cuộc tấn công DDoS mình đã nêu ở trên thì lúc này hãy thực hiện các biện pháp sau để kịp thời xử lý sự cố.

cách xử lý tấn công ddos
Khi phát hiện bị tấn công DDoS, hãy kịp thời xử lý theo một số cách khác nhau

Liên hệ với nhà cung cấp Internet (ISP)

Nếu trường hợp bạn không truy cập vào các website được thì hãy liên hệ đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các lập trình viên có chuyên môn cao sẽ phát hiện và phân tích được vấn đề, tìm được nguồn tấn công và nhanh chóng tiến hành biện pháp xử lý phù hợp.

Liên hệ với nhà cung cấp host

Việc liên lạc với các nhà cung cấp host - vận hành máy chủ trong trường hợp gặp phải các vấn đề liên quan đến máy chủ là cần thiết. Họ sẽ tạo ra các “black hole” (lỗ đen) để hút các traffic cho đến khi sự cố kết thúc. Điều này đồng thời góp phần giảm tác động xấu đến máy chủ của khách hàng trong các cuộc tấn công DDoS.

Liên hệ với chuyên gia

Nếu như khi bạn nhận ra các dấu hiệu bất thường và xử lý theo các phương án trên nhưng không giải quyết được sự cố thì hãy liên hệ với các chuyên gia. Bởi họ sẽ phân tích kỹ hơn về nguồn tấn công trang web hay ứng dụng của bạn và sử dụng các máy chủ cực khủng để điều hướng traffic, và loại bỏ những traffic không chính thống.

Đăng ký chứng chỉ SSL

Việc đăng ký chứng chỉ SSL và thiết lập giao thức liên kết HTTPS cho website sẽ giúp tăng cường bảo mật dữ liệu và góp phần chống lại các cuộc tấn công DDos và virus phát tán dữ liệu từ máy chủ.

Tìm hiểu thêm: Scam là gì? 3 Cách nhận biết một dự án scam trong crypto

Tổng kết

Tấn công DDoS là một trong những loại hack khá phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ máy chủ hay website nào và vẫn chưa có các biện pháp để ngăn chặn triệt để. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc có thể hiểu rõ DDoS là gì, các dấu hiệu nhận biết và những loại hình tấn công DDoS cơ bản.

RELEVANT SERIES