Tổng hợp tin tức vĩ mô khiến thị trường crypto giảm sâu
Tuần cuối cùng của tháng 8 trôi qua đầy sóng gió, Bitcoin giảm hơn 8%, dump về hỗ trợ quan trọng ở vùng 20,000 USD. Toàn bộ thị trường chìm trong sắc đỏ và chưa có đà phục hồi.
Tối ngày 26/8, Bitcoin tăng nhẹ khi có tín hiệu tốt từ chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE). Tuy nhiên, sau đó FED đã có động thái tiêu cực khiến thị trường đỏ lửa, Bitcoin đang giảm về mức 20,000 USD.
Dù vậy, thương vụ hợp tác giữa các công ty crypto vẫn diễn ra sôi nổi. Một số dự án thông báo airdrop cho người dùng như Dogechain, Reddit,... Bên cạnh đó, NFT và Web3 ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn và được mở rộng ứng dụng.
Các tin tức vĩ mô nổi bật trong tuần
Tỷ lệ lạm phát tại Đức có thể lên đến 10% trong những tháng tới
Theo Thời báo Tài chính Việt Nam, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đức trong ba tháng gần nhất (tháng 5-7) lần lượt chạm các mức 7.9%, 7.6% và 7.5%. Với tình hình hiện tại, con số này có thể tiếp tục tăng trưởng lên mức 10% trong những tháng tới.
Joachim Nagel - Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) nhận định trong cả năm 2022, tỷ lệ lạm phát ở Đức sẽ ở mức trên 8%. Trong lịch sử nước Đức, tỷ lệ lạm phát hai con số được ghi nhận lần gần đây nhất là cách đây hơn 70 năm. Quý IV/1951, Đức ghi nhận tỷ lệ lạm phát 11%.
Ước tính GDP quý 2 của Mỹ
Theo thông tin từ Bộ Thương mại Mỹ vào tối ngày 25/8 (tại đây), số liệu ước tính sơ bộ (lần 2) về GDP nước này âm 0.6% trong quý II. Con số này cao hơn mức ước tính là âm 0.9% và vượt qua mức kỳ vọng của thị trường là âm 0.8%.
Quý trước đó, GDP Mỹ đã âm 1.6%. Trên lý thuyết, nền kinh tế sẽ được cho là suy thoái nếu tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp.
Đọc thêm: Ước tính GDP quý 2 của Mỹ có ảnh hưởng đến crypto?
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ
Như MarginATM đã đưa tin (tại đây), vào lúc 19:30 ngày 26/8, theo báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi đã tăng 0.1% trong tháng 7. Dữ liệu lạm phát thấp hơn dự đoán (với mức tăng 0.2%). Trong năm, PCE cốt lõi đã tăng 4.6%, giảm 0.1% so với con số 4.7% của tháng 6. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021.
Chỉ số PCE được công bố thấp hơn so với dự đoán 0.1%. Khi tin tức này được công bố, có gần 30 tỷ USD chảy vào thị trường, Bitcoin đã tăng hơn 3%.
FED thắt chặt chính sách tiền tệ khiến thị trường crypto dump mạnh
Đến 21:30 ngày 26/8, trong bài phát biểu của mình, chủ tịch FED Jerome Powell đã nhấn mạnh về tình hình lạm phát hiện tại kèm theo động thái thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới đã khiến thị trường crypto chìm trong sắc đỏ.
Theo Bloomberg, ông Powell khẳng định rằng Fed sẽ sử dụng các công cụ tài chính của cơ quan một cách mạnh mẽ hơn để “tấn công” lạm phát vẫn đang ở gần mức cao nhất trong hơn 40 năm.
Fed Chair Jerome Powell was expected to speak for 30 minutes at Jackson Hole, but ended up speaking for only a third of that time.
— Bloomberg (@business) August 26, 2022
Watch his full speech: https://t.co/zBg8H0mk6M pic.twitter.com/80ImcoAEgJ
“Mặc dù chỉ số lạm phát tháng 7 giảm xuống còn 8.5% là dấu hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, số liệu trong một tháng không đủ để thuyết phục chúng tôi rằng lạm phát đã bắt đầu giảm.”
“Khôi phục lạm phát về mục tiêu 2% là trọng tâm lớn nhất của chúng tôi hiện tại.” Powell cho biết.
Jerome Powell says restoring inflation to the 2% target is the central bank’s “overarching focus right now” even though consumers and businesses will feel economic pain https://t.co/WkU7g95Sdm pic.twitter.com/GXDyqMSueh
— Bloomberg TV (@BloombergTV) August 26, 2022
Điều này cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trong bức tranh khá tối. Lạm phát có giảm nhẹ (8.5%) nhưng vẫn còn rất cao so với mức mong muốn là 2%.
Vậy nên, việc FED ngừng tăng lãi suất là điều gần như không thể xảy ra. Đến trưa ngày 27/8, thị trường crypto tiếp tục giảm sâu. Vốn hoá thị trường bay màu hơn 90 tỷ USD trong vòng 24h. Con số này thậm chí còn cao hơn vốn hoá USDT - đồng stablecoin xếp thứ 3 toàn thị trường.
Thị trường chứng khoán Mỹ bay màu 1,250 tỷ USD
Không chỉ riêng crypto, trong ngày 26/8, bài phát biểu ngắn của ông Powell cũng đã “thổi bay” 1,250 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ.
The U.S. stock market wiped out $1.25 trillion today pic.twitter.com/Dfk6gKZlvl
— Fintwit (@fintwit_news) August 26, 2022
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 1,008 điểm, xuống còn 32,283 (tương đương -3.03%), với mức lỗ tăng nhanh vào cuối phiên. S&P 500 giảm 3.37% xuống 4,057 và Nasdaq Composite giảm 3.94% xuống 12,141.
11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều giảm giá với chỉ 5 cổ phiếu đóng phiên giao dịch trong sắc xanh. Cổ phiếu công nghệ là nhón chịu tác động giảm mạnh lớn nhất. Dù S&P 500 đã giảm khoảng 4% trong tuần cuối tháng 8, chỉ số này vẫn tăng khoảng 10% so với đáy hồi giữa tháng 6.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng lên 3.4% sau bài phát biểu của ông Powell. Cùng ngày, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên ngưỡng 3%.
Thị trường crypto sụt giảm mạnh đã được dự đoán trước?
Như MarginATM đã đưa tin (tại đây), hai ngày trước cú sập mạnh của thị trường crypto (24/8), biểu đồ vốn hoá đã xuất hiện mô hình cờ giảm. Đây là mô hình tiếp diễn xu hướng giảm giá. Theo đó, vào ngày 19/8, vốn hóa đã hình thành nến Marubozu giảm (nến xác nhận) breakout cạnh dưới của mô hình với áp lực bán khá lớn.
Với mô hình này, giá sẽ có xu hướng giảm bằng với chiều cao của cột cờ. Vốn hoá có thể giảm 40%, rơi về vùng 600 tỷ USD.
Đến ngày 28/8, vốn hoá đã thủng hỗ trợ 1,000 tỷ USD, bốc hơi gần 10%. Trong thời gian tới, nếu đi theo đúng mô hình này, vốn hoá thị trường có thể tiếp tục giảm mạnh. Việc Bitcoin và altcoin giảm giá là điều không thể tránh khỏi.
Song song đó, chỉ báo Hash Ribbons trên biểu đồ Bitcoin đã xuất hiện tín hiệu mua lần đầu tiên trong năm 2022. Theo lịch sử, mỗi lần tín hiệu này xuất hiện, BTC trung bình có mức tăng trên 5,000% (trong dài hạn).
Dù vậy, theo lịch sử vào tháng 1/2015, sau khi xuất hiện tín hiệu buy, BTC đã giảm 42% trước khi lập đỉnh với mức tăng gần 7,000%.
Hash Ribbon buy signal!
— Charles Edwards (@caprioleio) August 20, 2022
The #Bitcoin miner capitulation has officially ended today, making it the 3rd longest capitulation in history at 71 days.
This capitulation zone was longer than 2021, and just two days shorter than 2018's where price touched $3.1K pic.twitter.com/B3mMhKQPls
Đọc thêm: Hash Ribbons xuất hiện tín hiệu tăng giá trên Bitcoin
MarginATM sẽ tiếp tục cập nhật các bài phân tích kỹ thuật về giá Bitcoin và thị trường crypto trong thời gian tới.
Tổng quan thị trường crypto
Trong tuần qua, vốn hoá thị trường crypto tiếp tục bốc hơi gần 70 tỷ USD và thủng hỗ trợ 1,000 tỷ USD. Top 10 đồng coin hàng đầu theo vốn hóa (không tính stablecoin) đều có mức giao động từ 1 đến 10%.
Trong số 100 loại tiền điện tử hàng đầu, 3 altcoin tăng giá mạnh trong tuần là eCash (XEC) ở mức 27.3%, Evmos (EVMOS) ở mức 20.7% và Chiliz (CHZ) ở mức 19.9%.
Song song đó, ba altcoin giảm giá nhiều nhất trong tuần là Celsius Network (CEL) ở mức 56.4%, Uniswap (UNI) ở mức 15.7%, và Flow (FLOW) ở mức 15.2%.
Chỉ số sợ hãi và tham lam ở mức 28, tăng 1 điểm so với tuần trước. Theo đó, tâm lý các nhà đầu tư ở vùng sợ hãi mỗi khi thị trường điều chỉnh mạnh.
Đọc thêm: Tin tức vĩ mô tiêu cực khiến thị trường crypto giảm nhẹ