Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Hiểu rõ trần nợ công và khủng hoảng trần nợ công

Vấn đề trần nợ công của Mỹ tiếp tục được đặt lên bàn cân khiến thế giới đau đầu. Vậy trần nợ công là gì? Vì sao đây lại là vấn đề nhức nhối của nền kinh tế?
Avatar
kaylin
Published Jun 23 2023
Updated Jul 25 2023
12 min read
thumbnail

Tháng 5 vừa qua, vấn đề trần nợ công của Mỹ được đặt lên bàn cân khiến cả thế giới đau đầu nhất là giới đầu tư. Tháng 1 năm nay, nợ chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã chạm mức trần $31,4 nghìn tỷ.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen, điều này đồng nghĩa với việc dự trữ tiền mặt của quốc gia này sẽ cạn kiệt nếu Quốc hội Mỹ không thể đi đến thống nhất về việc nâng trần nợ, đe dọa tới toàn bộ hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Vậy trần nợ công là gì? Vì sao đây lại là vấn đề nhức nhối của bất kỳ nền kinh tế nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Tìm hiểu về trần nợ công

Trần nợ công (debt ceiling) là một khái niệm liên quan đến chính sách tài khóa của quốc gia. Đây là mức giới hạn tối đa cho khoản tiền mà chính phủ có thể vay từ công chúng hoặc từ các tổ chức tài chính khác để chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một khi trần nợ công đã được đặt, chính phủ không được chi tiêu vượt quá mức giới hạn này mà cần phải xin phép hoặc thỏa thuận từ các cơ quan tài chính hoặc quốc hội để tăng mức nợ công. Mục đích của việc đặt ra trần nợ công là để kiểm soát và giới hạn việc chính phủ vay nợ, đảm bảo sự ổn định kinh tế cho quốc gia và tránh rủi ro tài chính quá mức.

nợ công

Nợ công tính theo % GDP (2010). Nguồn: Wikipedia

Trần nợ công của nước Mỹ đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu và gây ra nhiều cuộc tranh cãi giữa các chuyên gia kinh tế. Với mức nợ công chạm trần là 31,400 tỷ đô, chính phủ Mỹ đã phải thuyết phục cả Thượng viện và Hạ viện chấp thuận tăng mức trần nợ công.

Việc tăng trần nợ công cũng không đồng nghĩa với việc chính phủ Mỹ có thêm ngân sách để chi trả cho các hạng mục mới, mà chỉ giúp cho chính phủ nước này có thể vay thêm để thanh toán cho các hạng mục được Quốc hội thông qua. Theo Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, nước Mỹ đã chạm đến trần nợ vào tháng 1, và phải thực hiện nhiều “biện pháp đặc biệt” để tạm thời giúp chính phủ thanh toán các hóa đơn và tránh vỡ nợ.

Trần nợ công của Mỹ đã được nâng tổng cộng 78 lần kể từ năm 1960 và lần nâng trần nợ công cuối cùng là vào năm 2021.

ngân khố hoa kỳ

Tòa nhà Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.

Vậy tại sao chính phủ Mỹ lại nợ nhiều như vậy?

Chính phủ Mỹ gần như lúc nào cũng nợ và nợ chỉ có tăng lên chứ không hề giảm đi theo thời gian, kéo theo việc trần nợ công cũng tăng đuổi theo. Ở hình bên dưới, chúng ta có thể thấy chính phủ Mỹ có các khoản thu ngân sách như thuế thu nhập (1,029 tỷ đô, chiếm 50% tổng thu), các khoản bảo hiểm xã hội, hưu trí (760 tỷ đô),... Tổng thu trong năm tài khoá của năm 2023 dự tính là 2,048 tỷ đô, nhưng tổng phải chi là hơn 31,49 tỷ đô. Thâm hụt dự tính là 1,101 tỷ đô. Vậy số thâm hụt này phải được chính phủ bù vào bằng cách đi vay thông qua phát hành trái phiếu.

tổng thu chi chính phủ mỹ
Tổng thu chi của chính phủ Mỹ năm 2023.

Đọc thêm: Crypto chịu tác động từ những nền kinh tế lớn nào?

Khủng hoảng trần nợ công là gì?

Dù đã định ra mức trần nợ công để giới hạn việc chi tiêu, tuy nhiên trong một số trường hợp, chính phủ vẫn bị mất khả năng thanh toán và không thể thỏa thuận được với các cơ quan tài chính hoặc quốc hội về việc tăng trần nợ công dẫn tới tình trạng “khủng hoảng trần nợ công” (debt ceiling crisis). Điều này có thể dẫn đến những hậu quả tiềm tàng, bao gồm việc chính phủ không thể trả tiền lãi và tiền gốc cho nợ công trước đó, ảnh hưởng đến hình thức vay nợ của quốc gia và thậm chí gây ra sự mất ổn định trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Vào thời điểm khủng hoảng trần nợ công bùng nổ, quy mô nền kinh tế thường ở mức tăng trưởng thấp, nguồn thu ngân sách nhà nước không đủ để thanh toán các khoản nợ. Khi đó, chính phủ sẽ phải chịu sức ép nặng nề từ các chủ thể cho vay tiền liên quan đến lãi phát sinh.

trần nợ công mỹ

Trần nợ công Mỹ trong 50 năm qua. Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB).

Đọc thêm: Tổng quan về SEC & tác động tới thị trường tài chính và Crypto

Khủng hoảng trần nợ công thường xuất hiện với những dấu hiệu sau:

  • Lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng mạnh: Các khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thu trong khi vẫn đảm bảo nhu cầu tiêu có thể khiến việc phát hành thêm trái phiếu trở nên khó khăn. Khi chính phủ không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ trước đó thì sẽ rất khó để các chủ thể tin tưởng và tiếp tục mua trái phiếu.
  • Thâm hụt ngân sách nhà nước, chính phủ phải kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các quốc gia khác và các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. 
  • Nợ công gia tăng vượt quá ngưỡng an toàn và chính phủ không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn.
  • Hệ thống thể chế, giám sát không theo kịp những biến động của thị trưởng tài chính.
  • Lòng tin của người dân và của các nhà đầu tư giảm sút mạnh dẫn đến thoái lui đầu tư và có khả năng xảy ra các cuộc đình công, biểu tình,…

Khủng hoảng trần nợ công thường bắt nguồn từ đâu?

  • Tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới vay nợ nước ngoài tăng cao để phục vụ cho việc chỉ tiêu công.
  • Mức chi tiêu chính phủ cao hơn so với mức thu dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
  • Nguồn thu giảm sút cũng có thể dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trong đó, trốn thuế và các hoạt động kinh tế ngầm là nhân tố chính gây giảm nguồn thu ngân sách. Hệ thống thuế với mức thuế cao và các điều luật vô lý, phức tạp cùng sự điều tiết thiếu hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến trốn thuế và kinh tế ngầm.
  • Quá dễ dàng trong việc tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhưng lại sử dụng, quản lý vốn vay thiếu hiệu quả.
  • Sự thiếu tính minh bạch trong các số liệu thống kê sẽ dẫn đến lung lay lòng tin của các nhà đầu tư và đưa đến làn sóng rút tiền đầu tư ồ ạt khỏi quốc gia này.
đồng hồ nợ công Mỹ
Đồng hồ nợ công ở Manhattan, New York, Mỹ, chụp ngày 25/5/2023.

Ảnh hưởng của trần nợ công là gì?

Đối với các nước vay nợ 

Khủng hoảng trần nợ công có ảnh hưởng tiêu cực đến quốc gia vay nợ, làm mất uy tín xếp hạng tín dụng quốc gia, hiện tượng “thoái lui đầu tư” xuất hiện, lạm phát và lãi suất trái phiếu chính phủ tăng cao, GDP sụt giảm nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng một cách nhanh chóng,… Trong bối cảnh đó, những người nghèo sẽ lại càng thêm nghèo do chính phủ thắt chặt các chính sách công để giải quyết tình trạng nợ, vì thế có khả năng gây nên bức xúc lớn trong xã hội và làm bùng nổ các cuộc đình công, biểu tình,…

Nợ công càng nhiều càng khiến các “con nợ” phụ thuộc vào các quốc gia “chủ nợ”, kéo tụt vị thế chính trị của quốc gia đó trên trường quốc tế, tạo cơ hội cho các nước lớn can thiệp sâu vào hệ thống chính trị của quốc gia vay nợ. Điển hình như trường hợp Mỹ đã từng muốn biến Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình vào giai đoạn những năm 1970 - 1980 khi quốc gia này là chủ nợ lớn nhất của Mỹ Latinh thời điểm khủng hoảng nợ công xảy ra.

chi tiêu mỹ
Chi tiêu Mỹ trong đại dịch vượt xa khủng hoảng 2008.

Đối với các nước cho vay 

Bức tranh kinh tế - xã hội các quốc gia cho vay nợ trong giai đoạn khủng hoảng trần nợ công của các nước đi vay cũng khác ám. Khi các quốc gia đi vay nợ rơi vào khủng hoảng, trì trệ, ngừng nhập khẩu từ các nước cho vay sẽ gây nên sự sụt giảm lớn trong kinh tế của quốc gia chủ nợ. Và khi các con nợ lớn tuyên bố không có khả năng thanh toán nợ, các nước chủ nợ sẽ phải chịu thâm hụt một số tiền đáng kể, đồng thời hệ thống tài chính quốc tế cũng bị lung lay, kéo theo lạm phát toàn cầu tăng và các vấn đề về chuỗi cung ứng làm cản trở hoạt động thương mại có thể trở nên tồi tệ hơn do sự thiếu tin tưởng vào hệ thống tài chính.

Quay trở lại vấn đề nợ công của Mỹ, chắc hẳn nhiều người sẽ nói rằng: “Nợ công Mỹ thì có liên quan gì tới Việt Nam, cần gì phải lo”. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không đúng đâu nhé. Theo thống kê, Mỹ đang nợ Việt Nam khoảng $36.3 tỷ, nên việc Mỹ mất khả năng trả nợ có thể khiến trái phiếu chính phủ Mỹ tuột dốc giá trị, gây thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Ngoài ra, nếu ngân hàng trung ương Mỹ quyết định in thêm tiền để mua nợ của chính phủ Mỹ thì lại có một lượng tiền mới đi vào thị trường, không ít thì nhiều nó sẽ đi về Việt Nam qua đường thương mại. Nên đô la Mỹ những người đang nắm giữ ở Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung gần như sẽ bị mất giá, do nợ của Mỹ và cách FED in tiền mua nợ.

Vậy khủng hoảng trần nợ công Mỹ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường crypto?

Khi Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra nhận xét về khủng hoảng trần nợ công của chính phủ Mỹ vào ngày 01/05/2023, Bitcoin đã giảm hơn 7% và Ethereum giảm gần 3%.

giá bitcoin
Giá Bitcoin giảm khi tin tức nợ công căng thẳng. Nguồn TradingView.

Trong trường hợp Mỹ vỡ nợ, giá Bitcoin và Ethereum có thể sẽ có những phản ứng khác nhau. Sau cú trượt dốc ban đầu, giá BTC có thể phục hồi cùng với giá vàng bởi đây vốn được xem là những tài sản trú ẩn an toàn, lá chắn rủi ro so với đồng USD do chính phủ phát hành. Trong khi đó, giá ETH và các đồng coin khác có thể vẫn sụp cùng với các cổ phiếu công nghệ.

Gordon Grant, Co-Head của Genesis cho rằng BTC có nhiều ưu điểm hơn so với các altcoin khác nếu chính phủ Mỹ không còn có thể thanh toán các nghĩa vụ của mình, nhưng ban đầu toàn bộ thị trường sẽ phải đối mặt với áp lực giảm giá ngắn hạn.

Đối với Ethereum, Grant cũng cho rằng đồng coin này được gắn với các chỉ số theo dõi cổ phiếu công nghệ như NASDAQ, khiến nó có khả năng hoạt động kém hơn so Bitcoin nếu vỡ nợ công xảy ra.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng khả năng vỡ nợ của Mỹ thời điểm này là rất khó xảy ra bởi với những tác động sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu, chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ tìm cách giải quyết khủng hoảng trần nợ công. Lịch sử cho thấy họ đã nâng trần nợ 78 lần cho tới tận bây giờ.

Dù vậy, hiểu biết đầy đủ về trần nợ công và khủng hoảng trần nợ công cũng sẽ giúp bạn có phương án đối phó. Trong đó, kinh tế Mỹ đặc biệt quan trọng với toàn thế giới vì vậy nợ công ở Mỹ thường được quan tâm hơn cả và được coi như là vấn đề của toàn thế giới. Tìm hiểu thêm về trần nợ công Mỹ qua video dưới đây nhé:

 

RELEVANT SERIES