TVL các các hệ sinh thái tăng, có nên đầu tư token DeFi?
Tổng TVL các hệ sinh thái đã tăng hơn 80% kể từ sau sự kiện như FTX hay 3AC. Một số hệ sinh thái như Avalanche, Solana, Arbitrum, Optimism… đã ghi nhận mức tăng trưởng TVL vài lần. Bản chất của sự tăng trưởng này là gì? Có nên đầu tư token DeFi hay không?
Tổng quan tình hình TVL các nền tảng Defi
Theo DefiLlama, TVL ( Total Value Locked, tổng giá trị tài sản bị khoá của giao thức DeFi) trên toàn bộ các nền tảng DeFi đã tăng khoảng 86% trong năm 2023 từ 45.5 tỷ USD lên 85.5 tỷ USD.
Trong đó, TVL tăng mạnh nhất trong giai đoạn cuối năm (từ cuối tháng 10/2023) khi thị trường trở nên sôi động hơn theo các tin tức tích cực về Bitcoin spot ETF.
Tuy nhiên dường như sự tăng trưởng này đến từ 2 nguồn:
Cụ thể trong số lượng TVL kể trên, các nền tảng Liquid Staking (như Lido, Rocket Pool…) đã chiếm tới hơn 30 tỷ USD. Chỉ tính riêng TVL từ Lido đã chiếm khoảng 25% trong tổng số lượng TVL 85.5 tỷ USD kể trên.
Tính từ đầu năm 2023, Lido đã ghi nhận khoảng 4.4 triệu ETH nạp vào (khoảng gần 9 tỷ USD tại mức giá 2,000 USD/ETH).
Bên cạnh đó, giá ETH trong năm 2023 đã tăng hơn 92% cũng góp phần vào sự tăng trưởng kể trên.
Trên các hệ sinh thái khác như Solana chúng ta cũng thấy tình trạng tương tự. Thậm chí, các hệ sinh thái trên Layer-2 (vốn là nơi hoạt động mạnh khi các dự án ra mắt token) cũng không chứng kiến sự tăng trưởng về TVL.
Đối với Arbitrum, hệ sinh thái Layer-2 lớn nhất hiện nay, chúng ta cũng không thấy sự cải thiện đáng kể sau sự kiện ra mắt token.
Hoạt động on-chain trên các mạng lưới
Đối với các mạng lưới EVN-compatible, càng về cuối năm, số lượng địa chỉ ví mới càng có xu hướng giảm.
Hoạt động trên các blockchain này tuy có sự tăng trưởng trong dịp cuối năm nhưng xu hướng vẫn chưa rõ ràng và có thể diễn ra tình trạng các giao dịch là ảo.
Đối với các dự án Layer-2, số lượng giao dịch gần như là đi ngang và giảm (Base, Optimism và Arbitrum).
Đối với Arbitrum, sau khi tăng bất ngờ trong thời điểm cuối năm thì số lượng giao dịch lại quay trở về xu hướng đi ngang. Lý do có thể là việc giá token tăng mạnh khi tin tức liên quan tới ETF tác động tích cực tới hoạt động trading của người dùng (Arbitrum là một hệ sinh thái với rất nhiều sản phẩm giao dịch phái sinh).
Có nên đầu tư vào các token DeFi?
Qua một vài thông số kể trên, chúng ta có thể thấy, người dùng đang tập trung sử dụng một số sản phẩm DeFi nhất định. Cụ thể là Liquid Staking hoặc RWA khi các nền tảng này là điểm đến nóng trong giai đoạn 2023.
Do đó, các sản phẩm DeFi truyền thống đời đầu như DEX, Yield Aggregator, Lending, … đang mất dần vị thế.
Xu hướng này được thể hiện qua chỉ số DPI (được cấu thành bao gồm các token của các dự án nổi bật trong mảng DeFi như UNI, AAVE, YFI, SNX, COMP, …)
Chỉ số này trong năm 2023 chỉ tăng khoảng 80% trong khi đã bổ sung thêm các token Liquid staking (LDO, RPL) vào.
Hơn nữa, do hoạt động trên mạng lưới không tăng rõ rệt, các giao dịch swap không diễn ra nhiều.
Khối lượng giao dịch trên DEX không tăng trưởng (biểu thị qua khối lượng của Uniswap). Điều này sẽ ảnh hưởng tới doanh thu của hàng loạt các loại dự án khác như Yield Aggregator, Lending, CDP, Bridge, … Vì vậy, các dự án DeFi tiếp cận theo hướng truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh này.
Vì vậy, so với token DeFi, đầu tư vào các dạng token thuộc thể loại mới sẽ có xác suất mang lại lợi nhuận cao hơn.
Đọc thêm: Nhìn lại các xu hướng đầu tư của giới tài chính năm 2023.
**Không phải là lời khuyên đầu tư.