Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Việt Nam đứng đầu về độ phổ biến tiền mã hóa

Ngày 14/9, Chainalysis công bố báo cáo cho thấy Việt Nam tiếp tục giành vị trí quán quân về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa. Ngoài ra, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng trưởng đáng kể.
uyntran.web3
Published Sep 15 2022
Updated Sep 15 2022
7 min read
thumbnail

Ngày 14/9, Chainalysis công bố báo cáo cho thấy Việt Nam tiếp tục giành vị trí quán quân về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa. Ngoài ra, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng trưởng đáng kể.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam dẫn đầu về tỷ lệ chấp nhận tiền mã hóa. Theo Chainalysis, Việt Nam có "sức mua cực cao" và mức độ áp dụng tiền mã hóa có sự khác biệt ở các công cụ tập trung, DeFiP2P

Nghiên cứu của Chainalysis (tại đây) thu thập dữ liệu từ 146 quốc gia. Theo công ty phân tích blockchain, báo cáo không tập trung vào khối lượng giao dịch mà nhấn mạnh những lĩnh vực nào đang tập trung nhiều tiền mã hóa nhất. Thông tin chi tiết sẽ được trình bày dưới đây.

Phương pháp nghiên cứu

Chỉ số Chấp nhận Tiền mã hóa Toàn cầu (Global Crypto Adoption Index) dựa trên 5 hạng mục. Chainalysis chấm điểm các quốc gia theo từng hạng mục, sau đó lấy trung bình cộng của 5 hạng mục để cho ra kết quả cuối cùng. Xét trên thang điểm 0-1, điểm tổng kết của quốc gia nào càng gần 1 thì thứ hạng càng cao.

coin98

Khi đánh giá 5 hạng mục, nhóm nghiên cứu ước tính khối lượng giao dịch tiền mã hóa của các nước ở nhiều dịch vụ khác nhau. Dữ liệu được lấy từ lưu lượng truy cập của người dùng vào các nền tảng.

5 hạng mục phụ bao gồm:

  • Giá trị on-chain trên sàn giao dịch tập trung (CEX): Tổng số tiền mã hóa của người dùng trên các nền tảng tập trung, tính theo sức mua tương đương (PPP) trên đầu người.
  • Giá trị on-chain của các giao dịch nhỏ trên CEX: Tổng số tiền mã hóa của các giao dịch nhỏ (dưới 10,000 USD trên CEX, tính theo sức mua tương đương (PPP) trên đầu người.
  • Khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P): Tính theo PPP trên đầu người và số lượng người dùng Internet.
  • Giá trị on-chain trên nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi): Tổng số tiền mã hóa trên các sàn phi tập trung (DEX), tính theo sức mua tương đương (PPP) trên đầu người.
  • Giá trị on-chain của các giao dịch nhỏ trên nền tảng DeFi: Tổng số tiền mã hóa của các giao dịch nhỏ trên DEX, tính theo sức mua tương đương (PPP) trên đầu người. 

Việt Nam đứng top 1

Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam dẫn đầu về tỷ lệ chấp nhận tiền mã hóa. Theo Chainalysis, Việt Nam có "sức mua cực cao" và mức độ áp dụng tiền mã hóa có sự khác biệt ở các công cụ tập trung, DeFi và P2P.

coin98
Các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng. Nguồn: Chainalysis.

Dù không giành hạng 1 ở từng hạng mục riêng lẻ, Việt Nam giữ vững phong độ ở tất cả nhóm dịch vụ. Đặc biệt, Việt Nam có giá trị giao dịch P2P ở vị trí thứ 2. Kết quả khảo sát năm 2020 cho thấy 21% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng hoặc sở hữu tiền mã hóa, chỉ đứng sau Nigeria (32%). 

Bên cạnh đó, game blockchain, điển hình là mô hình Play-to-Earn (Chơi để kiếm tiền) và Move-to-Earn (Chạy để kiếm tiền) đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Đến đây, ta chắc chắn không thể không nhắc đến Axie Infinity. Tựa game Việt Nam này là sản phẩm GameFi thành công nhất từ trước tới nay, tạo cảm hứng cho nhiều công ty khởi nghiệp game blockchain khác.

Trong năm 2022, các thị trường mới nổi tiếp tục chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng. Ngân hàng Thế giới (WB) phân loại các quốc gia thành 4 nhóm dựa trên mức thu nhập và tình hình phát triển kinh tế tổng thể: thu nhập cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp. Chainalysis nhận thấy 2 nhóm trung bình cao và trung bình thấp chiếm giữ nhiều vị trí trong bảng xếp hạng nhất.

Top 20 quốc gia về chỉ số chấp nhận tiền mã hóa gồm có 3 nhóm kinh tế: 

  • 10 nước thu nhập trung bình thấp: Việt Nam, Philippines, Ukraine, Ấn Độ, Pakistan, Nigeria, Morocco, Nepal, Kenya, Indonesia.
  • 8 nước thu nhập trung bình cao: Brazil, Thái Lan, Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Colombia, Ecuador.
  • 2 nước thu nhập cao: Mỹ và Anh.

Người dùng ở các quốc gia thu nhập trung bình thấp và trung bình cao thường dùng tiền mã hóa để gửi kiều hối hoặc lưu trữ trong bối cảnh tiền pháp định biến động. Các nước này cũng có xu hướng áp dụng Bitcoin và stablecoin nhiều hơn quốc gia khác.

Mỹ, Trung Quốc trên đà phát triển

Năm 2020 và 2021, Mỹ lần lượt giữ vị trí thứ 8 và thứ 6 trong bảng xếp hạng. Năm nay, Mỹ có xếp hạng tổng thể đứng thứ 5. Ở các danh mục phụ, Mỹ đều giành vị trí thứ 3, ngoại trừ khối lượng giao dịch P2P (hạng 111). Lý giải cho điều này, Chainalysis tiết lộ giao dịch P2P có xu hướng cao hơn ở những quốc gia có sức mua thấp. Đáng chú ý, dù được đánh giá là có sức mua cao, Việt Nam vẫn giành hạng 2 trong danh mục P2P.

coin98
Chỉ số phổ biến tiền mã hóa qua các quý. Nguồn: Chainalysis.

Đặc biệt hơn, Mỹ và Anh là 2 quốc gia lẻ loi có thị trường “đã phát triển” lọt top 20. Nguyên nhân sẽ được Chainalyis tiết lộ trong bản báo cáo đầy đủ. Tương tự Mỹ, Ấn Độ có khối lượng giao dịch P2P khá thấp, xếp hạng 82. Ở các danh mục giao dịch trên nền tảng tập trung và DeFi, Ấn Độ đều đặn chiếm lĩnh ngôi vị đầu.

Ở một diễn biến khác, Trung Quốc quay lại top 10 sau khi đứng thứ 13 vào năm 2021. Theo báo cáo, Trung Quốc tăng trưởng mạnh ở các dịch vụ tập trung, đứng thứ 2 ở cả 2 hạng mục về giá trị giao dịch trên sàn CEX. 

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc vẫn đang đàn áp hoạt động crypto trên toàn quốc, bao gồm lệnh cấm giao dịch tiền mã hóa hồi tháng 9/2021. Theo Chainalysis, lệnh cấm của Trung Quốc có lẽ không thực sự hiệu quả hoặc được thực thi lỏng lẻo.

Đọc thêm: Ancient8 ra mắt nền tảng GameFi Launchpad Ancient8 Dojo

RELEVANT SERIES