Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Bank run là gì? Lịch sử ghi nhận những vụ bank run nào?

Mặc dù có vô số biện pháp nhằm ngăn ngừa hệ thống ngân hàng bị phá sản, nhưng tình trạng rút tiền hàng loạt (bank run) vẫn xảy ra. Vậy bank run là gì?
kaylin
Published Jul 25 2023
Updated Jul 25 2023
11 min read
thumbnail


"Tiền của bạn trong các Ngân hàng luôn an toàn, trừ khi chúng không an toàn".

Đó là lý do tại sao, mặc dù có vô số biện pháp bảo vệ được xây dựng nhằm ngăn ngừa hệ thống ngân hàng bị phá sản, nhưng tình trạng rút tiền hàng loạt (bank run) vẫn xảy ra. Vậy bank run là gì? Ở crypto, bank run đã diễn ra chưa và có cách nào bảo vệ nhà đầu tư không?

Bank run là gì?

Bank run, hay còn gọi là hiện tượng rút tiền hàng loạt, xảy ra khi khách hàng của một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đồng thời rút tiền gửi của họ vì lo ngại về khả năng thanh toán của ngân hàng. Trên thực tế, bank run thường là kết quả của sự hoảng loạn hơn là mất khả năng thanh toán thực sự. Trong trường hợp cực đoan khi nhiều người rút tiền cùng một lúc, dự trữ ngân hàng có thể không đủ để chi trả cho việc này dẫn tới nguy cơ phá sản.

image
Hàng ngàn người xếp hàng trước cửa các ngân hàng đòi rút tiền trong cuộc khủng hoảng 1972.

Như chúng ta đã biết, hầu hết các ngân hàng và các tổ chức tài chính đều có giới hạn nhất định về số tiền họ lưu trữ trong kho bạc hàng ngày. Các giới hạn này được đặt ra dựa trên nhu cầu và lý do bảo mật. Nhiều ngân hàng cũng dự trữ một số tiền cụ thể tại ngân hàng trung ương của quốc gia để giảm thiểu rủi ro liên quan đến rút tiền và các vấn đề khác.

Vì các ngân hàng thường chỉ giữ một tỷ lệ nhỏ tiền gửi dưới dạng tiền mặt nên khi nhiều người rút tiền cùng một lúc, họ phải tăng lượng tiền mặt lên để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Một phương pháp mà nhiều ngân hàng sử dụng để tăng lượng tiền mặt trong tay là bán tài sản - đôi khi ở mức giá thấp hơn đáng kể so với giá thông thường. Các khoản lỗ khi bán tài sản với giá thấp hơn có thể khiến nhiều khách hàng khác lo ngại và dẫn đến bank run.

Đọc thêm: Lịch sử khủng hoảng kinh tế thế giới và tác động đến Crypto.

advertising

Lịch sử những lần xảy ra Bank run

Trong lịch sử hiện đại, rút tiền ồ ạt thường gắn liền với các cuộc Đại khủng hoảng. Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929, những người gửi tiền ở Mỹ đã hoảng sợ và bắt đầu rút tiền gửi của họ. Rút tiền hàng loạt xảy ra liên tiếp ở hàng nghìn ngân hàng vào đầu những năm 1930 đã tạo ra hiệu ứng domino đối với nền kinh tế.

Các ví dụ gần đây hơn về các vụ bank run bao gồm các vụ rút tiền ở Ngân hàng Thung lũng Silicon, Ngân hàng Tương hỗ Washington (WaMu) và Ngân hàng Wachovia.

Ngân hàng Silicon Valley

Tháng 03/2023, ngân hàng Silicon Valley, một trong những ngân hàng lớn nhất Thung lũng Silicon và lớn thứ 16 ở Mỹ, đã tuyên bố phá sản.

image
Cổ phiếu SVB . Nguồn: TradingView.

Sự sụp đổ của ngân hàng này là kết quả của việc khách hàng đổ xô tới rút tiền do lo lắng về tình trạng tài chính của ngân hàng. Về cơ bản, Silicon Valley Bank hoạt động bằng cách nhận tiền gửi từ khách hàng, sau đó đầu tư vào các cổ phiếu an toàn, bao gồm trái phiếu. Khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, các cổ phiếu và trái phiếu mà ngân hàng này đầu tư vào bị sụt giảm giá trị.

Thời điểm đó, vốn đầu tư mạo hiểm và công nghệ nhìn chung đều chững lại, thậm chí giảm sút khiến dòng tiền gửi bị chậm, và khách hàng bắt đầu rút tiền.

image
Bảng cân đối  kế toán SVB. Nguồn: All-In Podcast.

Công ty mẹ của Silicon Valley Bank là SVB Financial Group buộc phải bán lỗ cổ phiếu cũng như trái phiếu để cân đối sổ sách. Việc này dẫn tới hiệu ứng xấu khi thị trường hoảng sợ và bank run xảy ra.

Washington Mutual (WaMu)

Washington Mutual (WaMu), có tài sản khoảng 310 tỷ  đô vào thời điểm phá sản năm 2008, là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ. Sự sụp đổ của nó là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm thị trường nhà ở yếu kém và vỡ nợ cho vay thế chấp. Ngân hàng này cũng gặp khó khăn khi nhiều khách hàng đã rút $16,7 tỷ chỉ trong vòng hai tuần.

JPMorgan Chase cuối cùng đã phải mua lại Washington Mutual với giá 1,9 tỷ đô.

image
Washington Mutual là vụ phá sản lớn nhất Hoa Kỳ.

Ngân hàng Wachovia

Ngân hàng Wachovia cũng bị đóng cửa sau khi người gửi tiền rút hơn 15 tỷ đô trong khoảng thời gian hai tuần sau khi Wachovia báo cáo kết quả thu nhập âm. Wachovia cuối cùng đã được Wells Fargo mua lại với giá 15 tỷ đô.

Phần lớn các khoản rút tiền tại Wachovia tập trung vào các tài khoản thương mại có số dư vượt quá giới hạn được bảo hiểm bởi Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), khiến số dư đó giảm xuống dưới giới hạn của FDIC.

Bank run trong thị trường Crypto

thị trường crypto, hiện tượng bank run dường như tàn khốc hơn vì hầu như có rất ít sự hỗ trợ từ Chính phủ và hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư. Một ví dụ gần đây nhất về hiện tượng bank run trong thị trường tiền điện tử là sàn giao dịch FTX.

Với các ngân hàng truyền thống, vì họ được quyền dự trữ một phần nên khi khách hàng gửi tiền vào thì ngân hàng có quyền sử dụng số tiền đó cho các mục đích khác nhau như cho vay. Còn các sàn giao dịch crypto lại không hoạt động theo cách như vậy. Tiền khách hàng để trên sàn là tiền của khách hàng. Các sàn giao dịch phải dự trữ 100% và không được sử dụng đến số tiền đó.

image
FTT và quá trình sụp đổ .

Tuy nhiên, sàn giao dịch FTX đã vi phạm nguyên tắc này bằng việc dùng tiền của khách hàng để sử dụng cho các mục đích cá nhân của công ty. Kết quả là khi toàn bộ tiền gửi của khách hàng đã biến mất. Nên khi có tin tức gây hoang mang về tình hình tài chính của sàn FTX thì các nhà đầu tư lũ lượt rút tiền nhưng sàn cũng đâu còn tiền để rút. Từ đó dẫn đến việc FTX phá sản một cách nhanh chóng và kéo theo nhiều tổ chức tài chính khác có liên quan đến sàn giao dịch này. 

Trong hầu hết các trường hợp khi bank run xảy ra, khách hàng có thể không có nhiều thời gian để phản ứng. Trên một sàn giao dịch tiền điện tử, sự hoảng loạn có thể lan truyền rất nhanh, đặc biệt nếu token gốc của sàn giao dịch bắt đầu giảm mạnh giá trị. Điều này có thể tạo ra hiệu ứng quả cầu tuyết, khiến nền tảng đó cũng trở nên vô giá trị chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu sàn giao dịch đóng cửa hoặc token sàn mất giá, nhà đầu tư có thể mất toàn bộ tiền của mình.

image
FTX nộp đơn phá sản. Nguồn: FTX.

Sự khác biệt lớn nhất giữa bank run tại một ngân hàng thương mại và bank run trên một sàn giao dịch crypto nằm ở các quy định của Nhà nước. Hành lang pháp lý bảo vệ người dân giúp ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính và sự thất bại của ngân hàng, nhưng chúng thường không tồn tại đối với các sàn giao dịch tiền điện tử.

Các biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa Bank run  

Trong thị trường tài chính truyền thống

Để đối phó với tình trạng hỗn loạn của bank run, các Chính phủ đã thực hiện một số bước để giảm thiểu rủi ro rút tiền của ngân hàng trong tương lai. Hành động đáng kể nhất có lẽ là thiết lập các yêu cầu dự trữ, bắt buộc các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng số tiền gửi có sẵn dưới dạng tiền mặt. Yêu cầu này kể từ đó đã được Cục Dự trữ Liên bang giảm xuống 0 vì các công cụ chính sách tiền tệ khác đã được tạo ra.

Ngoài ra, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) vào năm 1933 dưới thời tổng thống Franklin D. Roosevelt để bảo hiểm tiền gửi ngân hàng nhằm đối phó với nhiều vụ đổ vỡ ngân hàng trong những năm trước đó. Nhiệm vụ của nó là duy trì sự ổn định và niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính Hoa Kỳ.

image
Logo FDIC. Nguồn: Wikipedia.

Cụ thể, FDIC cung cấp bảo hiểm trị giá $250,000 cho mỗi người gửi tiền - nhưng điều quan trọng là phải hiểu bảo hiểm dành cho mỗi tổ chức, không phải mỗi tài khoản. Điều đó có nghĩa là nếu một ngân hàng thất bại, tổng số tiền gửi của bạn tại ngân hàng đó sẽ được bảo vệ lên tới $250,000.

Trong một số trường hợp, các ngân hàng cũng cần có cách tiếp cận chủ động hơn nếu đối mặt với nguy cơ bank run. Ví dụ: Họ có thể tạm thời đóng cửa ngân hàng để ngăn chặn mọi người rút tiền hàng loạt. Franklin D. Roosevelt đã thực hiện một giải pháp khác khi ông tuyên bố ngày nghỉ lễ của ngân hàng vào năm 1933, kêu gọi thanh tra nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của các ngân hàng để họ có thể tiếp tục hoạt động.

Trong thị trường crypto

Hiện nay bank run trong thị trường này vẫn chưa nhiều. Tuy nhiên, do tính chất không ổn định và các chế tài để bảo vệ nhà đầu tư hầu như không có, nên bank run có nhiều khả năng xảy ra với crypto hơn so với thị trường truyền thống. Vậy làm thế nào để các nhà đầu tư tiền điện tử có thể tự bảo vệ mình nếu bank run thực sự xảy ra? 

    Định kỳ chuyển tiền của bạn từ sàn giao dịch sang ví cá nhân: Một bước quan trọng để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bank run trên các sàn giao dịch là tránh giữ một lượng tài sản lớn trên ví sàn. Thay vào đó, hãy lưu trữ chúng trong ví cá nhân. Nếu bank run xảy ra, tiền của bạn trong ví sàn có thể bị khóa nhanh hơn trước khi bạn kịp nhận ra.
    Chọn các sàn giao dịch uy tín với tính thanh khoản cao: Bản chất của tiền điện tử khiến các sàn giao dịch có tính thanh khoản thấp dễ gặp các vấn đề tiềm ẩn hơn trong thời kỳ hoảng loạn. Nên sử dụng các sàn giao dịch lớn, có uy tín với khối lượng giao dịch và thanh khoản cao.
    Đa dạng hóa các sàn giao dịch: Cố gắng sử dụng nhiều sàn giao dịch một lúc để đảm bảo phân bổ tài sản, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng khi bank run xảy ra trên một sàn giao dịch. 
    Lựa chọn các sàn giao dịch đã được kiểm toán: Một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn một sàn giao dịch là nó phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán uy tín. Điều này giúp các nhà đầu tư nắm được sàn giao dịch liệu có đang công khai các khoản dự trữ tài sản thế chấp bằng tiền điện tử của họ không. Một số sàn giao dịch lớn đã có kiểm toán là Binance, Coinbase và OKX.
    Cập nhật những tin tức và diễn biến mới nhất của thị trường: Ngành công nghiệp tiền điện tử rất biến động và có thể thay đổi nhanh chóng. Do vậy bạn cần luôn cập nhật các tin tức liên quan đến thị trưởng cũng như sàn giao dịch mà bạn sử dụng để phòng trừ mọi bất trắc có nguy cơ xảy ra.

Bank run có thể gây ra khủng hoảng tài chính bất cứ lúc nào. Mặc dù hệ thống tài chính của nhiều quốc gia hiện nay không có quy định về dự trữ đối với các sàn giao dịch tiền điện tử, nhưng bằng việc hiểu về bank run, bạn vẫn có thể bảo vệ các khoản đầu tư của mình một cách tối ưu nhất.

Đọc thêm: Hiểu rõ trần nợ công và khủng hoảng trần nợ công.

RELEVANT SERIES