Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tổng quan về Trading trong Crypto từ A - Z cho người mới

Bài viết giúp bạn đọc hiểu được những khái niệm cơ bản nhất khi mới bước chân vào mảng Trading trong Crypto.
Avatar
Khải Hoàn
Published Mar 01 2021
Updated Jun 06 2024
13 min read
trading là gì

Trading là gì?

Trading là một hoạt động tham gia vào thị trường tài chính nhằm tìm cơ hội đầu tư kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động mua đi, bán lại các sản phẩm tài chính. Người tham gia hoạt động đó gọi là Trader.

Một số hình thức trading trong Crypto có thể kể đến như:

  • Spot Trading
  • Margin Trading
  • Futures
advertising

Phân biệt các hình thức trading trong Crypto

Spot Trading

Spot Trading có thể hiểu là dùng tài sản mình có mua giá thấp, bán giá cao để kiếm lợi nhuận. Sau khi mua thì tài sản đó sẽ thuộc về anh em, anh em có thể để trên sàn giao dịch hoặc rút ra tùy ý.

Cách giao dịch phổ biến

Với Spot Trading anh em có thể kết hợp phân tích kỹ thuật với các yếu tố phân tích cơ bản để đưa ra phương thức Trade hợp với mình như: Trade ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc kết hợp chúng với nhau.

Ở Spot Trading có hai đồng Base phổ biến như USDT (neo vào USD) và BTC.

Cách thứ nhất là giá tăng BTC - giao dịch qua lại giữa các cặp Alt/BTC để gia tăng BTC trong ví lên. Những người chọn cách này thì đa phần tin tưởng vào tương lai dài hạn của BTC.

Cách thứ hai thì anh em chọn đồng Base là USDT. Anh em có thể Trade các cặp Coin để gia tăng đô la trong ví lên.

Nói chung cả hai cách này đều có cái hay của nó. Với mình thì mình vẫn tin tưởng vào thị trường Crypto này, tin tưởng vào BTC nên mình thường có hai Portfolio riêng: Một Portfolio là để gia tăng BTC, một Portfolio khác là gia tăng USDT.

Một hạn chế của Spot Trading là anh em chỉ có thể tìm kiếm lợi nhuận bằng cách mua giá thấp và bán giá cao.

Một số sàn giao dịch Spot Trading nổi bật

Nếu anh em muốn Trade Spot thì anh em có thể tham khảo một số sàn giao dịch Spot Trading nổi bật là sàn Binance, Houbi, Gate, Okex.

image

Margin Trading

Margin Trading có thể hiểu là việc mua bán hai chiều, anh em có mua giá thấp bán giá cao, hoặc bán giá cao mua lại giá thấp để tìm kiếm lợi nhuận. Giao dịch Margin thường được hỗ trợ đòn bẩy từ x1-x5.

Đối với Margin Trading tài sản mua là của anh em, anh em có thể rút ra khỏi sàn sau khi tất toán phí và các khoản nợ liên quan đến việc vay mượn Coin hoặc Token.

Cách giao dịch phổ biến

Cách giao dịch của Margin Trading cũng khá giống với Spot Trading. Anh em có thể kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để đưa ra phương thức Trade phù hợp.

Đọc thêm: Margin là gì? Hiểu đúng về giao dịch ký quỹ trong Crypto

Như mình nói ở trên, Margin Trading nếu dự đoán giá tăng anh em có thể Long (Buy), nếu dự đoán giá giảm thì anh em có thể Short (Sell). Cả hai trường hợp đều mang lại lợi nhuận cho anh em.

Anh em có thể vay tiền từ sàn để nhân cơ hội kiếm lời từ các lệnh Trade. Nhưng đồng thời việc này cũng làm tăng rủi ro khi mà tỷ lệ ký quỹ giảm tới một tỷ lệ nhất định thì tài sản anh em sẽ bị thanh lý để trả nợ, điều này giống như một con dao hai lưỡi.

Ở Margin Trading cũng có hai đồng Base phổ biến là các Stablecoin như USDT (neo vào USD) và BTC:

  • Cách 1: Gia tăng BTC - giao dịch qua lại giữa các cặp Alt/BTC để gia tăng BTC trong ví lên.
  • Cách 2: Chọn đồng Base là USDT thì anh em có thể Trade các cặp Coin để gia tăng đô la trong ví lên.

Một số sàn giao dịch Margin phổ biến

Nếu anh em muốn Trade Margin thì anh em có thể tham khảo một số sàn giao dịch Margin Trading nổi bật là sàn Binance, Houbi, Gate, Okex Snapex & BingX.

sàn trading trong crypto
Trading trên các sàn giao dịch

Future Trading và Contract Trading

Future Trading, Contract Trading hiểu đơn giản là cho phép anh em đặt lệnh theo suy đoán về giá của 1 đồng Coin hoặc Token có thể xảy ra mà không cần sở hữu đồng tiền mã hóa đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Future Trading hỗ trợ đòn bẩy khá cao từ x1-x125 (tùy sàn).

Contract Trading cũng là một dạng Future Trading nhưng nó được thiết kế đơn giản hơn, tập trung vào đối tượng là người dùng ít kinh nghiệm hơn.

Cách giao dịch phổ biến

Cách giao dịch cũng hơi khác với Margin Trading và Spot Trading một chút.

Future Trading, Contract cho phép anh em kiếm lợi nhuận bằng cách suy đoán hướng đi giá của đồng Coin đó mà không cần phải mua và cất giữ đồng Coin đó. Nếu anh em phân tích giá sẽ lên thì anh em có thể Long, nếu giá giảm thì anh em có thể Short. Nhìn chung Future có cách chơi phức tạp hơn Spot Trading và Margin.

Với Future Trading, Contract Trading anh em sẽ cần nhiều đến các kỹ năng phân tích kỹ thuật cũng như các kỹ năng quản lý vốn để có thể tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường.

Ở thời điểm hiện tại có hai bản vị cho anh em lựa chọn: Một là đồng BTC, hai là đồng USD hoặc USDT.

Một số sàn Future Trading, Contract Trading nổi bật

Dưới đây là một số sàn Future Trading nổi bật mà anh em nên tìm hiểu: Bitmex (bản vị BTC), Binance Future (bản vị USDT), Okex, Houbi...

Một số sàn Contract nổi bật: Snapex, Bingbon…

Thông tin về sàn Bingbon và hướng dẫn giao dịch sàn xem tại đây.

Cần chuẩn bị gì để Trading trong Crypto?

Dưới đây là một số thứ anh em cần chuẩn bị để có thể Trading.

  • Tài khoản giao dịch.
  • Kiến thức về Trading nói chung, về thị trường Crypto.
  • Kỹ năng khác liên quan đến quản lý vốn và xử lý lệnh.

Một số thuật ngữ trading trong Crypto

Trong chủ đề Trading, anh em nên làm quen một số thuật ngữ cơ bản sau:

Holder và Trader trong Crypto Space

Holder và Trader đều có mục đích cuối cùng là kiếm lợi nhuận từ thị trường Crypto, nhưng cách thức thì hơi khác nhau:

  • Trader dựa nhiều vào phân tích kỹ thuật, trade các Coin qua lại để tìm kiếm lợi nhuận.
  • Holder lại dựa vào các yếu tố phân tích cơ bản để tìm kiếm, sau đó mua và chờ đợi Coin & Token đó tăng giá rồi bán ra.

Thật ra ranh giới giữa Trader và Holder không còn quá rõ ràng. Một Crypto Trader vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận dựa vào việc kết hợp giữa phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản và Holder cũng vậy.

ATH & ATL

ATH (All Time High) có nghĩa là giá cao nhất được ghi nhận của một loại tài sản.

Ngược lại với ATH, ATL (All Time Low) là giá thấp nhất của tài sản được ghi nhận.

FOMO & FUD

FOMO là một thuật ngữ về sự sợ hãi, sợ bỏ lỡ mất cơ hội mà người khác đang theo đuổi. FOMO là một hội chứng rất quen thuộc với mọi trader trong thị trường tài chính.

FUD cũng là thuật ngữ về sự sợ hãi, không chắc chắc và nghi ngờ. FUD có thể khiến giá của các đồng tiền điện tử bị giảm xuống khi được lan truyền trên mạng xã hội hay các phương tiện khác.

Bull Trap/ Bear Trap

Bull Trap là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng giảm giá đã đảo chiều và giá đi hướng lên. Trong khi thực tế nó đi lên một chút rồi sẽ tiếp tục xu hướng giảm trước đó.

Bear Trap là một tín hiệu không chính xác cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc và hiện giá đang đi xuống. Trong khi thực tế nó chỉ đi xuống một chút rồi sẽ tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

Bull Market & Bear Market

Bull market hiểu thị trường theo chiều giá lên. Là dạng thị trường tài chính mà giá các loại sản phẩm trong thị trường tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng, trong một thời gian dài với lượng mua bán lớn.

Bear market thì ngược lại với Bull Market.

TP & SL

TP - Take Profit là một thuật ngữ có nghĩa là mức giá chốt lời cho một lệnh giao dịch.

Còn SL - Stop Loss là một thuật ngữ có nghĩa là mức giá cắt lỗ cho một lệnh giao dịch.

Sideway

Sideway là cách gọi khi mà thị trường “đi ngang” - nghĩa là không có biến động rõ ràng hoặc giá đang khá bình ổn. Đường giá trong hiện tượng này sẽ dịch chuyển lòng vòng trong giữa vùng được tạo ra bởi đường kháng cự và hỗ trợ mà không phá ra được.

Không giống xu hướng tăng (uptrend) hoặc xu hướng giảm (downtrend), sideway giữ vị thế cân bằng giữa bên mua và bên bán.

Momentum & Breakout

Momentum tạm hiểu là động lực/động lượng. Nếu áp dụng từ momentum vào phân tích kỹ thuật thì có thể hiểu Momentum là sức mạnh của trend.

momentum là gì

Anh em hình dung là khi nhìn trên Chart ta có thể nhìn ra thiên hướng của giá là tăng hay giảm nhưng nó tăng mạnh hay không? có dấu hiệu đảo chiều hay không? nhưng cái đó khá khó để chỉ nhìn mắt thường là nhận ra.

Những cái đó người ta hay gọi chung là Momentum của giá.

Breakout hay phá vỡ giá trong phân tích kỹ thuật là khi giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự để sau đó ổn định/dao động ở các mức trên mức kháng cự cũ hoặc ổn định/dao động ở các mức dưới mức hỗ trợ cũ.

Để hiểu rõ hơn về các thuật ngữ Breakout hay Momentum và cách kết hợp hiệu quả trong giao dịch, anh em tham khảo bài viết Polarity, Momentum & Breakout.

Swing Trading

Swing Trading là hình thức Trade trên khung thời gian cao (từ H1 trở lên) có thể giữ lệnh từ vài ngày đến 1 tuần. Có thể giữ lệnh qua đêm và thường sẽ Trade theo các con sóng của thị trường.

Margin call

Margin Call có nghĩa là nhà môi giới sẽ bắt buộc phải đóng lệnh của nhà giao dịch lệnh đạt đến một mức thua lỗ nhất định.

Scalper

Scalping - Scalp hay Scalper trong Trading đều là thuật ngữ dùng để biểu thị những phương pháp lướt sóng để thu lợi nhuận nhỏ một cách thường xuyên. Bằng cách vào và thoát lệnh nhiều lần trong ngày, không bao giờ giữ lệnh qua đêm.

Lệnh Limit & Lệnh Stop Limit

Lệnh Limit là việc anh em mua hoặc một cổ phiếu hay sản phẩm phái sinh ở mức giá cụ thể, còn gọi là mức giá giới hạn (limit price).

lệnh limit
Lệnh Limit (lệnh giới hạn)

Ví dụ:

Giá BTCUSDT đang ở 6200 anh em phân tích thấy giá có thể điều chỉnh về 6000 trước khi đi lên nên anh em đặt lệnh Buy Limit ở 6000.

Khi mà giá BTC về 6000 hoặc thấp hơn thì sẽ khớp lệnh của anh em.

Còn lệnh Stop Limit là một lệnh kết hợp cả đặc tính của lệnh giới hạn (limit order) và lệnh dừng (stop order).

Khi mà giá thị trường đạt tới mức giá dừng (stop price) thì lệnh dừng giới hạn sẽ trở thành lệnh giới hạn mua hoặc bán.

Lệnh Market

Lệnh thị trường (Market Order) là một loại lệnh được thực thi ngay lập tức với giá thị trường. Khi người bán và người mua đặt lệnh, lệnh mua bán sẽ khớp với giá của thị trường.

lệnh market
Minh họa lệnh thị trường (Market)

Để hiểu hơn về loại lệnh giới hạn và lệnh thị trường thì anh em có thể tham khảo bài viết: Lệnh giới hạn và lệnh thị trường là gì? Hướng dẫn sử dụng các lệnh.

Lệnh OCO của Binance

Lệnh “One Cancels the Other” hay lệnh OCO (một lệnh hủy lệnh còn lại) cho phép anh em đặt hai lệnh cùng một lúc.

Lệnh này là sự kết hợp của hai lệnh, lệnh dừng và lệnh dừng-giới hạn, nhưng chỉ một trong hai lệnh có thể được thực thi.

Nói cách khác, ngay khi một trong hai lệnh được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy.

Lưu ý rằng nếu một trong hai lệnh bị hủy, lệnh còn lại cũng bị hủy. Lệnh này được dùng để đặt Stop Loss và Take Profit tự động.

Pivot Point

Pivot Point là điểm xoay của thị trường để giúp nhận diện những mức hỗ trợ và kháng cự.

Bởi vì theo suy nghĩ ở các nhà giao dịch thì Pivot Point là các mức hỗ trợ và kháng cự của nó là những vùng mà giá có thể đảo chiều tại đấy. Tức giá sẽ có dấu hiệu quay đầu khi đạt đến vùng giá của các ngưỡng hỗ trợ kháng cự này.

R1- R5 là các vùng giá kháng cự, S1 - S5 là các vùng giá hỗ trợ theo Pivot Point.

pivot point

Ngoài các thuật ngữ trên thì vẫn còn rất nhiều thuật ngữ cơ bản khác về thị trường crypto nói chung. Anh em có thể xem thêm tại Thuật ngữ cơ bản của MarginATM nhé!

RELEVANT SERIES