Microsoft & Apple bị “chảy máu chất xám”, Binance Labs rót vốn 200 triệu đô vào Oasis
Meta đẩy Microsoft và Apple vào tình trạng "chảy máu chất xám"
Các nhân viên từ Microsoft và Apple đang có xu hướng rời bỏ công ty hiện tại và tìm đến Meta để gia nhập vào vũ trụ Metaverse tiềm năng.
Theo các cựu nhân viên của Microsoft chia sẻ với Wall Street Journal (WSJ) rằng có khoảng 100 người đã từ bỏ công việc ở tập đoàn này để tìm những cơ hội mới trong Metaverse của Meta. Họ cho rằng Meta chú trọng thu hút đặc biệt đến các nhà phát triển những thiết bị tai nghe thực tế ảo (AR) HoloLens của Microsoft.
Trên thực tế, hồ sơ Linkedin cho thấy hơn 70 người thuộc nhóm Microsoft’s HoloLens đã rời dự án trong năm qua, với hơn 40 người trong số họ đảm nhận các vị trí mới tại Meta.
Sự phát triển không ngừng của Microsoft trong không gian AR đã khiến nhân viên của họ trở thành "những viên ngọc quý" mà Meta luôn săn đón. Microsoft đã công bố dự án HoloLens của mình cách đây hơn 5 năm vào năm 2016, hiện tại công nghệ này đang phát triển thành một trong những loại tai nghe tiên tiến nhất thế giới.
Trong khi đó, theo báo cáo cho biết Apple đang cố gắng ngăn chặn tình trạng nhân viên bỏ việc và chuyển sang làm tại Meta bằng cách cung cấp các tùy chọn cổ phiếu sinh lợi và tiền thưởng trị giá từ $50,000 đến $180,000. Vào cuối tháng 12 năm 2021, công ty đã tặng tiền thưởng cho một nhóm kỹ sư thiết kế silicon, phần cứng và một số nhà phát triển phần mềm khác.
Announcing @Meta — the Facebook company’s new name. Meta is helping to build the metaverse, a place where we’ll play and connect in 3D. Welcome to the next chapter of social connection. pic.twitter.com/ywSJPLsCoD
— Meta (@Meta) October 28, 2021
Bất chấp những thành công ban đầu của Meta (Facebook cũ), những nỗ lực của công ty này tập trung để thống trị Metaverse đã dẫn đến không ít lời chỉ trích trong cộng đồng, bao gồm cả nhiều nhà lãnh đạo trong các lĩnh vực liên quan đến tiền điện tử như NFT, blockchain và GameFi.
Chẳng hạn như Jenny Ta của Hodl Asset đã nhấn mạnh rằng Mark Zuckerberg không nên là người dẫn dắt Facebook tham gia Metaverse, vì trong quá khứ ông có liên quan đến chính sách khai thác dữ liệu, quyền riêng tư và nội dung.
Cả Microsoft và Apple đều đã để mắt tới Metaverse từ khá lâu. Vào đầu tháng 11 năm 2021, Microsoft đã công bố một loạt các bản cập nhật và nâng cấp của Teams cho bảng điều khiển trò chơi Xbox, cùng với sản phẩm mới có tên “Dynamics 365 Connected Spaces”.
The metaverse is here, and it’s not only transforming how we see the world but how we participate in it – from the factory floor to the meeting room. Take a look. pic.twitter.com/h5tsdYMXRD
— Satya Nadella (@satyanadella) November 2, 2021
Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho biết vào thời điểm đó rằng:
“Metaverse cho phép chúng tôi sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính để tham gia vào thực tế ảo. Điều quan trọng nhất là chúng tôi có thể kết nối với nhân loại và chọn cách trải nghiệm thế giới này.”
Binance Labs đầu tư 200 triệu đô vào hệ sinh thái Oasis
Vào ngày 11 tháng 1, Binance Labs - quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) của sàn giao dịch tiền điện tử Binance, đã thông báo rằng họ sẽ rót vốn 200 triệu đô vào quỹ phát triển hệ sinh thái của Oasis Foundation. Điều này dường như khẳng định rằng các nhà đầu tư lớn vẫn đặc biệt quan tâm đến các dự án mới nổi trong không gian crypto.
Với khoản đầu tư trên, Binance Labs tham gia cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng khác trong việc hỗ trợ mở rộng mạng lưới Oasis - một nền tảng hợp đồng thông minh thay thế, cạnh tranh với Ethereum.
Ngoài Binance Labs, một số quỹ đáng chú ý khác đóng góp vào quỹ phát triển hệ sinh thái bao gồm Hashed, Jump Capital, Dragonfly Capital và Draper Dragon.
Looking forward to building Oasis Ecosystem together! 🙌https://t.co/yr9YKDADBl
— Binance Labs Fund (@BinanceLabs) January 11, 2022
Bill Chin - người đứng đầu Binance Labs đã nhấn mạnh về khả năng mở rộng và các tính năng bảo vệ quyền riêng tư của Oasis, cũng như động lực thúc đẩy phát triển Web 3 chính là những lý do để ủng hộ dự án.
Đầu tư mạo hiểm đã tạo ra những thay đổi lớn đối với ngành công nghiệp blockchain vào năm 2021, với hơn 17 tỷ đô được rót vốn vào các dự án tiền điện tử trong 10 tháng đầu năm. Trên thực thế, dòng tiền đầu tư tương đối ổn định trong suốt cả năm qua, ngay cả khi Bitcoin (BTC) và thị trường crypto trải qua những biến động mạnh mẽ.
Polygon tung ra công nghệ mở rộng zero-knowledge nhanh nhất thế giới
Vào ngày 10 tháng 1, Polygon (MATIC) - một giải pháp mở rộng Ethereum (ETH) Layer 2 đã công bố sự ra mắt của Plonky2. Đây là một công nghệ mở rộng với bằng chứng zero-knowledge được cho là nhanh nhất trong thế giới.
Các thuật toán trong công nghệ này đảm bảo mọi giao dịch diễn ra trên layer 2 đều được tính toán một cách chính xác và lưu lại dữ liệu dưới dạng ngắn gọn nhất. Thay vì các thợ đào phải xác minh mọi giao dịch thì zero-knowledge cho phép xác nhận các bằng chứng tổng hợp được đơn giản hóa, thúc đẩy tốc độ giao dịch nhanh chóng trên mạng lưới.
1/2 We are proud to announce Plonky2, the world's fastest ZK scaling tech! 🔥
— Mihailo Bjelic (@MihailoBjelic) January 11, 2022
Plonky2 is a recursive SNARK that is ~100x faster than existing alternatives! Furthermore, it is Ethereum compatible (it can prove Ethereum transactions and proofs can be verified on Ethereum). https://t.co/al62Wl2xpm
Trước đó vào năm 2014, Polygon đã vạch ra kế hoạch thiết lập bằng chứng zero-knowledge. Tuy nhiên đến năm 2019, mất khoảng 120s để tạo ra chúng. Vào năm 2020, con số đó giảm xuống chỉ còn 60s.
Năm nay, Plonky2 được ra mắt nhằm cho phép các bằng chứng zero-knowledge được tạo ra chỉ trong 0.17s. Các nhà phát triển của Polygon khẳng định rằng tốc độ này nhanh hơn 100 lần so với các lựa chọn thay thế hiện có.
Trên thực tế, Polygon đã chi 1 tỷ đô cho quá trình phát triển bằng chứng zero-knowledge. Vào tháng 8, nền tảng này đã hợp nhất với mạng lưới Hermez với số token MATIC trị giá 250 triệu đô. Vào tháng 12, Polygon đã công bố phân bổ lên đến 250 triệu MATIC cho một thỏa thuận với công ty startup Mir.
Đọc thêm: Fed có thái độ tích cực với stablecoin, ATM Bitcoin tiềm ẩn rủi ro an ninh