Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

GameFi là gì? Cơ hội đầu tư đột phá giữa DeFi, NFT & Game Blockchain

GameFi đang ngày càng trở nên phổ biến trong đầu tư tiền điện tử. Tìm hiểu sự kết hợp giữa tài chính và game blockchain, cùng tiềm năng phát triển của xu hướng này.
Avatar
Khải Hoàn
Published Apr 04 2022
Updated Jul 24 2024
11 min read
gamefi là gì

GameFi là gì?

GameFi là một thuật ngữ chỉ sự kết hợp của "Game" và "Finance" - đề cập đến các trò chơi dựa trên blockchain cho phép người chơi nhận được các lợi ích tài chính trong thế giới thực; đó là sự kết hợp của game, tài chính phi tập trung (DeFi), NFT và mô hình play-to-earn (P2E).

GameFi có nhiều mức độ phức tạp - từ các trò chơi xổ số đơn giản đến các MMOPRG hoàn chỉnh. Cho dù thông qua nhiệm vụ, giao dịch hoặc bất cứ cơ chế nào, GameFi cũng cho phép người chơi kiếm được tài sản tiền điện tử cho những nỗ lực của họ trong game.

Một ví dụ về các trò chơi GameFi thế hệ đầu tiên là hệ thống xổ số của DinoSwap. Một vé xổ số có giá 10 DINO. Người dùng có thể mua bao nhiêu vé tùy thích để tham gia xổ số hàng tuần. Mỗi tuần, hai người chiến thắng được chọn ngẫu nhiên thông qua Chainlink. 20% tổng số tiền thu được được đốt và 80% được chia đều cho hai người may mắn trúng giải.

Những trò chơi xổ số ngẫu nhiên này có thể được coi là GameFi 1.0.

gamefi là sự kết hợp giữa game và tài chính
GameFi là sự kết hợp hoàn hảo giữa game và tài chính

Với mức độ gia tăng sự phổ biến của DeFi (bắt đầu từ mùa hè năm 2020) và NFT (vào năm 2021), GameFi đã có một sự đổi mới về hình ảnh và sức hấp dẫn, gây được tiếng vang với các game thủ trên toàn thế giới.

Khi doanh số NFT tiếp tục bùng nổ, khái niệm GameFi đã chuyển đổi thành các trò chơi dựa trên NFT thưởng cho người chơi các ưu đãi bằng tiền trong thế giới thực.

Ví dụ: Trò chơi dựa trên NFT phổ biến nhất Axie Infinity có token AXS với tổng vốn hóa thị trường gần đạt mức cao nhất là $10 tỷ vào năm 2021.

Những trò chơi như vậy vay mượn nhiều yếu tố từ DeFi và hợp nhất chúng với cơ chế P2E.

advertising

Bối cảnh GameFi ra đời

Các khái niệm tương tự như GameFi đã xuất hiện trong nhiều năm trước. Với World of Warcraft, SIMS và FIFA đều đã kết hợp mua token trong trò chơi và game CryptoKitties cũng bắt đầu sử dụng công nghệ blockchain vào năm 2017.

Tuy nhiên, thuật ngữ GameFi dần trở nên phổ biến vào năm 2020 bởi người sáng lập của Yearn.finance, Andre Cronje đề cập đến vào tháng 9 năm ngoái. Sau đó GameFi được kết hợp cùng tiền điện tử để phát triển từ các token trong trò chơi đơn thuần kết hợp đầy đủ DeFi. Với sự phát triển và mức độ phổ biến lớn của nó, GameFi đang chứng minh được tầm quan trọng và vị thế ổn định trong ngành công nghiệp crypto.

andre cronje yearn đề cập gamefi
GameFi trở nên phổ biến khi được founder Yearn.Finance - Andre Cronje đề cập đến

Cấu trúc của một GameFi

Các ứng dụng GameFi rất đa dạng, nhưng có một số block phổ biến mà chúng thường được xây dựng trên đó:

Play2Earn

Play2Earn cho phép người chơi kiếm tài sản trong trò chơi. Tuy nhiên, không giống như một trò chơi bình thường, những khoản tiền của GameFi này có thể chuyển sang thế giới hữu hình thông qua các giao dịch tiền điện tử.

Bằng cách tham gia vào hệ sinh thái của trò chơi và sử dụng đồng tiền gốc của họ, người chơi sẽ mang lại lợi ích cho nhà phát triển và những người chơi khác. Các trò chơi này càng trở nên phổ biến, giá trị có thể giao dịch của chúng càng cao. Trong khi đó, người chơi càng kiếm được nhiều vật phẩm trong trò chơi, họ càng có thể bán được nhiều tiền hơn.

Các token GameFi phổ biến được liệt kê trên sàn giao dịch CoinEx đã tăng giá trị lên đến 400%, chứng tỏ có rất nhiều cơ hội kiếm tiền ở đây.

gamefi 2021

NFT

Nhiều trò chơi GameFi sử dụng NFT làm nhân vật hoặc tài sản trong game do đó dẫn đến một cơ hội mở ra cho các giao dịch NFT hiếm. Các NFT này sau đó có thể được giao dịch trên marketplace như OpenSea, do đó dẫn đến một thị trường sưu tập vật phẩm đầy sôi động.

Các tính năng của DeFi

Ngoài việc cung cấp các tính năng thu nhập Play2Earn, một số dự án GameFi cung cấp thu nhập thụ động. Chúng có dạng các tính năng DeFi bao gồm staking, yield farrming và khai thác thanh khoản.

Token gốc

Để chạy trò chơi, phân phối phần thưởng và duy trì giá trị của các dự án GameFi, mỗi game đều có sử dụng token riêng của nó. Một số game như Axie Infinity, thậm chí còn sử dụng hai token - một để quản lý là Axie Infinity Shards (AXS) và một để làm phần thưởng là Smooth Love Potions (SLP).

công nghệ blockchain
Các GameFi ban đầu thường được xây dựng trên blockchain của Bitcoin

Công nghệ blockchain

Các trò chơi GameFi ban đầu được xây dựng trên blockchain của Bitcoin. Tuy nhiên, sau đó các GameFi dần mở rộng và gia tăng về độ phức tạp, vì vậy chúng dần chuyển sang các blockchain dựa trên xây dựng bằng DApp, chẳng hạn như Ethereum. Vấn đề lớn nhất vẫn là ở phí của Ethereum quá cao và tốc độ xử lý chậm. Do đó, nhiều ứng dụng GameFi được tìm thấy trên các blockchain nhanh hơn, chẳng hạn như WaxSolana.

GameFi hoạt động như thế nào?

Mỗi trò chơi GameFi đều có mô hình và nền kinh tế riêng. Tuy nhiên nhìn chung, các vật phẩm trong các GameFi hiện nay thường được xây dựng dưới dạng NFT và có nhiều hình dạng như hình đại diện, đất đai, trang phục, vũ khí, vàng, token, vật nuôi,... Vì vậy, người chơi có bằng chứng về quyền sở hữu hoàn toàn bất kỳ vật phẩm nào trong game mà họ có được.

Các NFT và các phần thưởng khác trong game mang lại một số loại lợi ích tiền tệ cho người chơi - cho dù đó là vì họ đã thắng trong một cuộc chiến và kiếm được tiền điện tử, bán NFT mà họ mua trong game hay tính phí người chơi thuê để ở trên khu đất ảo của họ.

Ví dụ: Các tựa game phổ biến như Decentraland và The Sandbox tập trung vào quyền sở hữu đất ảo, cho phép người chơi mua các mảnh bất động sản kỹ thuật số, phát triển chúng, sau đó tính phí những người chơi khác ở lại và sử dụng nó.

Một số game thậm chí còn cho phép người chơi tạo thu nhập thụ động mà không cần phải chơi game thông qua liquidity farming hoặc cho người chơi khác mượn tài sản chơi game của họ. Việc giới thiệu những khả năng như thế không chỉ giúp phân cấp game mà còn cho phép người chơi tác động đến sự phát triển thực sự của game thông qua các DAO.

Ví dụ: Người chơi Decentraland có quyền biểu quyết đối với các chính sách tổ chức trong trò chơi dựa trên tổng số tài sản liên quan mà họ có trong ví được kết nối với DAO. Chúng bao gồm token MANA và các lô đất ảo. Ý tưởng là, người chơi càng có nhiều MANA và đất đai, thì tài sản cá nhân của họ trong game càng lớn, do đó, họ càng có nhiều ảnh hưởng hơn trong DAO.

Hệ sinh thái GameFi an toàn vì tất cả thông tin về quyền sở hữu của các tài sản được lưu trữ trong blockchain. Cơ chế này cho phép người dùng sở hữu hoàn toàn tài sản của họ trong game chứ không phải nhà phát triển.

Vì vậy, không ai có thể lấy đi quyền sở hữu tài sản của bạn, kể cả khi game bị xóa hay máy chủ của nó chuyển sang trạng thái ngoại tuyến.

Do đó, GameFi đã trở thành một nơi để kiếm tài sản tiền điện tử cho người dùng từ khắp nơi trên thế giới.

GameFi tập trung thì sẽ như thế nào?

Do nhu cầu phát triển và thiết kế nhân vật cũng như một số quy tắc, GameFi vẫn không thể thoát khỏi một số hình thức tập trung. Tuy nhiên, nhiều trò chơi hiện đang cố gắng kết hợp thêm vào đó sự tham gia của chính người chơi.

Ví dụ: Người chơi có thể bỏ phiếu chọn ra các nhân vật tiềm năng, NFT mới hoặc các quy tắc. Khi điều này xảy ra, những người chơi có nhiều token hơn sẽ có nhiều quyền biểu quyết hơn người khác. Đó là một số cách để tạo ra trải nghiệm trò chơi phi tập trung hơn.

gamefi hướng đến phi tập trung
GameFi đang xây dựng cơ sở hướng đến phi tập trung nhiều hơn trong tương lai

Ý tưởng đưa ra các lựa chọn khác nhau trong một câu chuyện cũng đang rất thịnh hành trong ngành giải trí.

Ví dụ: Nhiều phim truyền hình đã kết hợp thành công câu chuyện có nhiều kết thúc như loạt phim nổi tiếng Black Mirror. Mặc dù cuối cùng có thể không có nhiều lựa chọn cho người chơi GameFi, nhưng việc trao quyền cho người dùng tham gia tích cực vào xây dựng kịch bản chắc chắn sẽ thu hút nhiều người chơi hơn đến với nền tảng.

Để đạt được sự phân quyền ngày càng tăng, các ứng dụng GameFi đang sử dụng các cơ chế được gọi là các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Tuy nhiên, việc sử dụng DAO để phân cấp GameFi vẫn được coi là một công nghệ đang phát triển.

Tiềm năng của GameFi

Hiện tại, GameFi đang được rất nhiều nhà đầu tư và người chơi quan tâm. Việc tích hợp NFT vào trong trò chơi đã góp phần vào sự phát triển phổ biến của GameFi cho thấy nhiều tiềm năng vượt ra ngoài giới hạn của trò chơi truyền thống, mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn bao giờ hết. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi các blockchain game hàng đầu đã vượt qua mức vốn hóa thị trường hơn $14 tỷ chỉ trong một thời gian ngắn.

tương lai gamefi
GameFi mang lại sự thích thú cho người chơi

Ngoài ra, các blockchain game có thể dễ dàng mở rộng vì chúng không yêu cầu phần cứng hay một khoản vốn đầu tư lớn để tham gia vào dự án. Bạn có thể dễ dàng gia nhập thế giới GameFi bằng điện thoại di động, máy tính bảng hoặc PC của mình. Do đó, GameFi cung cấp nhiều trường hợp sử dụng hơn cho tiền điện tử và không gian game NFT, khiến nó trở nên rất tiềm năng.

Theo công ty đầu tư tiền điện tử Grayscale ước tính, thị phần GameFi có thể tăng lên $400 tỷ vào năm 2025 từ $180 tỷ vào năm 2020.

Với sự phát triển song song của Metaverse, giới phân tích kỳ vọng rằng GameFi sẽ tận dụng được những lợi thế đột phá về công nghệ như thực tế ảo AR/VR, thực tế tăng cường XR,... và nhiều công nghệ khác.

gamefi phát triển
Rất nhiều người quan tâm và sẵn sàng dành thời gian, tiền bạc cho GameFi

Xem thêm: Tương lai của NFT, GameFi, Metaverse dưới góc nhìn chuyên gia

RELEVANT SERIES