Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Đông Nam Á đứng đầu thế giới về phổ biến tiền mã hóa

Ứng dụng chuyển tiền xuyên biên giới và game Play-to-Earn đã thúc đẩy những quốc gia có “thu nhập trung bình thấp” như Việt Nam tăng cường tiếp cận crypto, theo Coindesk.
uyntran.web3
Published Oct 26 2022
Updated Oct 18 2024
5 min read
thumbnail

Nghiên cứu của Chainalysis cho thấy Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng về độ phổ biến tiền mã hóa. Việt Nam đã giữ vị trí dẫn đầu hai năm liên tiếp và là một trong 3 quốc gia Đông Nam Á có mặt trong top cao.

Như MarginATM đưa tin (tại đây), Việt Nam được nhận xét là có sức mua cực cao và có mức tiếp cận khác biệt ở các ứng dụng tập trung, tài chính phi tập trung (DeFi) và giao dịch ngang hàng (P2P). Bên cạnh đó, khảo sát của Statista năm 2020 cho thấy 21% người Việt Nam sở hữu tiền mã hóa. Theo sau là Philippines (20%), chủ yếu phát triển loại hình game Play-to-Earn (chơi để kiếm tiền).

Một lần nữa, những cái tên chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng là các nước được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp loại “thu nhập trung bình thấp” như Việt Nam, Philippines, Ukraine, Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan, Theo Chainalysis, đây là những quốc gia “thường sử dụng tiền mã hóa để gửi ngoại tệ, lưu trữ tiền tiết kiệm trong bối cảnh giá tiền pháp định biến động và cần đáp ứng nhu cầu đặc thù của nền kinh tế”.

Yếu tố GameFi

Khảo sát năm 2022 của công ty dịch vụ tài chính Finder cho thấy khoảng 25% người Philippines và 23% người Việt Nam có tham gia game Play-to-Earn. Ngoài ra, Nguyễn Thành Trung, nhà sáng lập tựa game đình đám Axie Infinity, cũng là người Việt Nam. Sự thành công của Axie Infinity đầu năm 2022 đã thổi bùng làn sóng game blockchain trên toàn thế giới và khích lệ nhiều công ty khởi nghiệp thâm nhập thị trường Việt Nam.

Với lối chơi tương tự Pokémon, người chơi mua những con thú Axie, sau đó nuôi dưỡng và cho chúng chiến đấu với các Axie khác. Khi chiến thắng hoặc hoàn thành nhiệm vụ, người chơi được thưởng token SLP. Trò chơi nhanh chóng trở nên phổ biến ở Đông Nam Á. Tại Philippines, nhiều người chơi thậm chí kiếm được nhiều tiền hơn cả mức lương trung bình quốc gia.

Tuy nhiên, vụ hack cầu nối Ronin hồi tháng 3/2022 đã giáng đòn nặng nề vào Axie Infinity. Hacker lấy đi khoảng 625 triệu USD, song chính phủ Mỹ sau đó đã thu hồi được 30 triệu USD. Theo dữ liệu của ActivePlayer, số người dùng hoạt động của Axie Infinity vào tháng 9 thấp hơn một phần ba so với thời kỳ đỉnh cao tháng 1/2022.

Hầu hết vị trí đầu trong bảng xếp hạng năm 2022 đều ở Trung-Nam Á và châu Đại Dương (CSAO). Game NFT đang phát triển và là yếu tố mạnh mẽ thu hút người dùng mới đến với tiền mã hóa trong khu vực. “Các trang web liên quan đến NFT chiếm phần lớn lưu lượng truy cập web về DeFi ở hầu hết quốc gia CSAO”, Chainalysis viết.

Nhìn chung, CSAO là “trung tâm đổi mới trong lĩnh vực giải trí dựa trên blockchain”. Đây là nơi đặt trụ sở nhà phát triển Web3 Polygon, các nhà phát triển game Immutable X, StepN và Sky Mavis, studio tạo ra Axie Infinity.

advertising

Chuyển tiền xuyên biên giới

Kiều hối là yếu tố khác thu hút người dùng đến với tiền mã hóa. Cả Việt Nam và Philippines đều có lực lượng dân số đông đảo làm việc ở nước ngoài, khiến kiều hối trở thành nguồn thu nhập thiết yếu. Theo WB, lượng kiều hối chiếm lần lượt chiếm 5% và 9.6% GDP của Việt Nam và Philippines. Do các ứng dụng truyền thống như Western Unicorn có phí chuyển tiền cao, stablecoin có thể là giải pháp thay thế khả thi.

Chuyển tiền vẫn là ứng dụng quan trọng đối với tiền mã hóa ở Mỹ Latin. Chainalysis cho biết chỉ riêng tại Mexico, công ty tiền mã hóa Bitso đã xử lý khoảng 1 tỷ USD chuyển từ Mỹ sang Mexico vào năm 2022.

Người dân châu Phi cũng tích cực sử dụng tiền mã hóa để chuyển kiều hối. Theo Ray Youssef, CEO nền tảng P2P Paxful, số lượng người dùng ở Nigeria đã tăng 55% trong năm 2022. Người dùng Kenya thậm chí tăng hơn 140%.

Đối với một số quốc gia, lợi thế của công nghệ blockchain trong chuyển tiền đang ngày một rõ nét hơn. Chẳng hạn, Ai Cập, nhận 8% GDP từ kiều hối, hồi tháng 5 đã tuyên bố sẽ nghiên cứu cầu nối chuyển tiền mã hóa giữa Ai Cập và UAE, nơi có nhiều người Ai Cập làm việc.

Tuy nhiên, ở các chính phủ có lập trường đối lập với tiền mã hóa, tốc độ phổ biến chậm lại đáng kể. Năm 2021, Ấn Độ và Pakistan đứng thứ hai và thứ 3 trong bảng xếp hạng. Năm 2022, hai quốc gia lần lượt tụt xuống vị trí thứ 4 và thứ 6. Ấn Độ đã áp dụng mức thuế đến 30% đối với lợi nhuận tiền mã hóa. Trong khi đó. Pakistan mong muốn ban hành lệnh cấm hoàn toàn tiền mã hóa.

Đọc thêm:

RELEVANT SERIES