7 cách để trở thành một trader giao dịch có trách nhiệm
Trong một thị trường đầy rủi ro và biến động mạnh như tiền điện tử, giao dịch có trách nhiệm là một trong những ưu tiên hàng đầu. Phần lớn các giao dịch có trách nhiệm đến từ việc lập một kế hoạch trading phù hợp và đây là điều cực kì quan trọng đồng thời cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ lệ thắng lệnh của các trader.
Bất kể bạn đang giao dịch bao nhiêu đi chăng nữa, hãy chắc chắn rằng bạn đang là một trader có trách nhiệm. Với một số mẹo và phương pháp đơn giản, bạn có thể giảm thiểu các rủi ro không cần thiết và đảm bảo rằng bạn chỉ đang giao dịch với số “vốn nhàn rỗi” của mình - số tiền mà bạn sẵn sàng chấp nhận mất đi nếu chẳng may rủi ro xảy ra.
Vậy, làm sao để trading một cách có trách nhiệm? MarginATM sẽ cùng bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây với các nội dung:
- Giao dịch có trách nhiệm là gì?
- Mục đích của việc giao dịch có trách nhiệm
- 7 mẹo giúp bạn giao dịch có trách nhiệm hơn
Mời quý bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Giao dịch có trách nhiệm là gì?
Giao dịch có trách nhiệm không chỉ đơn thuần là xem bản thân đang mua vào và bán ra bao nhiêu. Bạn nên kiểm soát các hành vi thực hiện giao dịch của mình hơn là để bản thân bị chi phối bởi cảm xúc. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chịu trách nhiệm và hiểu rằng liệu hoạt động giao dịch bạn đang thực hiện có thực sự hiệu quả cũng như mang lại lợi nhuận cho bạn hay không.
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể giao dịch tiền điện tử. Các lựa chọn bạn có thể từng nghe qua như giao dịch hợp đồng tương lai (future) hay giao dịch ký quỹ (margin) có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn thông qua đòn bẩy nhưng đi kèm theo đó mức rủi ro bạn phải chịu cũng cao hơn. Tuy nhiên, một số trader vẫn chấp nhận chịu trách nhiệm với các rủi ro có thể xảy ra để sử dụng những công cụ trading nhằm gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, nếu bạn là một người chơi đề cao tính an toàn, chấp nhận “ăn ít” nhưng chắc chắn thì thị trường Spot và HODLing là một lựa chọn phù hợp hơn khi bạn không muốn đối mặt với độ rủi ro quá cao.
Mục đích của việc giao dịch có trách nhiệm
Các trader có trách nhiệm sẽ luôn cố gắng để tránh các hành vi có thể dẫn đến các hành động giao dịch vô tội vạ. Một dấu hiệu tương đối rõ ràng của trade tiền điện tử có trách nhiệm là khi bạn nhận biết được khi nào việc đưa ra quyết định của bạn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cảm xúc. Kỹ năng này thường bạn sẽ học được qua thời gian và quá trình tích lũy kinh nghiệm. Một số các trader mới thường giao dịch một cách bốc đồng hoặc họ thật sự là những “người chơi hệ tâm linh” khi chỉ hành động dựa vào cảm giác của bản thân. Bạn càng tránh xa được những lối giao dịch như thế này thì càng tốt.
Việc giao dịch có trách nhiệm và lập ra cho mình một kế hoạch trading không chỉ không chỉ giúp bạn tránh bị chi phối bởi cảm xúc, hạn chế những rủi ro không đáng có mà bạn còn có thể tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình sau này.
7 mẹo giúp bạn trở nên có trách nhiệm hơn trong các giao dịch của mình
Trade tiền điện tử một cách có trách nhiệm đòi hỏi bạn xem xét nhiều khía cạnh trong hành vi giao dịch của mình. Nó không chỉ đơn giản là bắt đầu và kết thúc bằng nút mua hoặc bán. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn trở thành một trader có trách nhiệm hơn, hãy thử kết hợp chúng vào thói quen giao dịch của mình.
1/ Bảo mật ví và tài khoản giao dịch của bạn
Đây là một việc cực kì quan trọng. Bạn chắc chắn sẽ không muốn một ngày nào đó khi đăng nhập vào tài khoản hay ví của mình và nhận ra toàn bộ số tiền trong đấy đã “bay màu” chỉ vì bị hacker ghé thăm. Cho dù bạn có lập cho mình một kế hoạch giao dịch có trách nhiệm đến như thế nào, thì tất cả đều sẽ vô nghĩa nếu tiền, tài khoản và mật khẩu của bạn bị xâm phạm. Có nhiều cách để thực hiện việc bảo mật tài khoản của mình, bao gồm sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA), tạo mật khẩu mạnh và liệt kê các địa chỉ giao dịch trong danh sách trắng (whitelisting).
Nếu bạn cũng sử dụng ví tiền điện tử khác bên ngoài, hãy áp dụng các quy tắc sau đây cho khóa cá nhân (private key) của bạn. Không bao giờ được chia sẻ khóa cá nhân hoặc phrase seed của mình với bất cứ ai.
Tìm hiểu thêm 15 cách bảo vệ tài khoản Crypto hiệu quả.
2/ Lập nên một kế hoạch trading
Cách tốt nhất để bạn không bị cảm xúc chi phối trong quá trình giao dịch của mình chính là lập nên một kế hoạch trading phù hợp với chính mình sau đó nghiêm túc, kiên trì thực hiện nó. Bằng cách này, các khoản lãi, lỗ, tin đồn hoặc FUD đột ngột không thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của bạn. Vậy, một kế hoạch giao dịch cần những gì?
Kế hoạch của bạn nên có loại giao dịch bạn muốn thực hiện, điều kiện giao dịch và mục tiêu giao dịch của bạn. Bạn nên lập kế hoạch giao dịch của mình với một đầu óc tỉnh táo và vui vẻ tuân theo những gì bạn đã quyết định trong kế hoạch. Một kế hoạch giao dịch có thể bao gồm:
- Bạn muốn sử dụng bao nhiêu đòn bẩy nếu có.
- Giá entry, giá “thoát hàng” cho các giao dịch cụ thể.
- Số tiền đầu tư tối đa theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn.
- Danh mục đầu tư của bạn đa dạng như thế nào.
- Phân bổ tài sản tiền điện tử của bạn sao cho hợp lý.
- Khi nào dừng giao dịch (thời gian, khối lượng,…)
- Tổn thất tối đa bạn có thể chịu.
- Các sản phẩm hoặc tài sản bạn giao dịch.
3/ Sử dụng các lệnh stop-limit
Bạn có thể dễ dàng sử dụng các lệnh stop-limit trên một số sàn giao dịch để kiểm soát giao dịch của mình hiệu quả hơn.
Bạn không thể nào cứ túc trực bên cạnh màn hình 24/7 và với việc thị trường tiền điện tử biến động quá nhanh, bạn có thể bị “bay” tài sản. Việc mua vào một lượng lớn tiền điện tử mà không có bất kỳ động thái nào để bảo vệ tài sản của mình khỏi biến động của thị trường không phải là cách trading có trách nhiệm. Khi bạn đã thiết lập kế hoạch trading, các lệnh stop-limit là một phương pháp bạn nên cân nhắc sử dụng để dễ dàng tuân theo kế hoạch bạn đã đề ra.
Hãy tưởng tượng bạn đã mua 1 Bitcoin (BTC) với giá $15,000 và giá Bitcoin hiện là $40,000. Bạn muốn đảm bảo rằng nếu giá giảm, bạn sẽ không bán 1 BTC đó với giá dưới $30,000. Điều này sẽ mang lại cho bạn cho bạn lợi nhuận 15,000 USD. Để tự động hóa việc này, bạn có thể đặt lệnh stop-limit sell.
4/ Hãy tự mình nghiên cứu
Mặc dù hiện tại, trên các trang web chuyên về lĩnh vực tiền điện tử có rất nhiều các bài giáo dục crypto hay các bài nghiên cứu, phân tích nhưng đó chỉ là một nguồn tài liệu để bạn tham khảo. Những gì còn lại bạn cần làm đó là tự mình nghiên cứu thêm. Thực hiện nghiên cứu của riêng bạn (DYOR) để xác thực và kiểm tra kỹ bất kỳ thông tin nào bạn tìm thấy là điều cực kỳ cần thiết.
Chỉ bạn mới biết rõ nhất bản thân mình có thể chấp nhận mức độ rủi ro như thế nào và điều gì phù hợp với danh mục đầu tư của bạn. Trước khi bắt đầu đầu tư và giao dịch, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ về nơi bạn đang đặt tiền của mình vào.
5/ Đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình
Nếu bạn quyết định lập một kế hoạch trading cho mình, bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro hơn là chỉ nắm giữ một hoặc hai tài sản trong danh mục.
Đối với tiền điện tử, bạn có thể bắt đầu bằng cách xác định phân bổ tài sản của mình sao cho hợp lý. Bạn có thể phân bổ các khoản vốn của mình vào các nhóm thanh khoản, DeFi, staking, các công cụ phái sinh, stablecoin và altcoin. Việc chia vốn để đầu tư sẽ giúp bạn ít có khả năng bị lỗ lớn hơn là “all-in”.
Sau đó, bạn có thể đa dạng hóa hơn nữa các loại tài sản khác nhau này. Chẳng hạn đối với stablecoin, bạn có thể giữ BUSD, USDT và PAXG để giảm thêm mức độ rủi ro danh mục đầu tư tổng thể của mình. Có nhiều cách có trách nhiệm để lập kế hoạch cho danh mục đầu tư tiền điện tử của bạn, phía trên chỉ là một ví dụ tham khảo.
6/ Tránh FOMO
Sợ bị bỏ lỡ hay Fear Of Missing Out (FOMO) là cảm giác chung của nhiều trader. Tuy nhiên, bạn cần phải tránh xa hiệu ứng tâm lý này để không bị ảnh hưởng đến hành động giao dịch của mình. Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư có thể khiến bạn từ bỏ các giới hạn và kế hoạch giao dịch của mình với những phán đoán hấp tấp. Giờ đây khi mà chúng ta có quyền truy cập vào một lượng thông tin đáng kinh ngạc qua internet, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác, chúng ta càng phải cẩn thận, giữ vững tâm lý nếu không muốn dính vào “bẫy FOMO”.
Một số người dùng vì mục đích tài chính của riêng mình, họ sẵn sàng đi quảng cáo quá mức các token hoặc dự án bất chấp giá trị thực sự của chúng. Shillers sẽ lợi dụng FOMO và thao túng cảm xúc của nhà giao dịch. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy rằng bạn đang bỏ lỡ một cơ hội mà bạn chưa từng nghe đến trước đây, hãy dành một chút thời gian để nghiên cứu dự án kỹ lưỡng trước khi đầu tư tiền của mình.
Có rất nhiều thứ có thể gây ra FOMO. Chẳng hạn như là:
- Phương tiện truyền thông xã hội: Twitter, Telegram, Reddit và các nền tảng xã hội khác đôi khi là môi trường lý tưởng cho những tin đồn, thông tin sai lệch và những kẻ lừa đảo. Bạn nên luôn luôn thực hiện nghiên cứu riêng để tìm hiểu. Nhiều người có ảnh hưởng được trả tiền để quảng bá các dự án và altcoin, và những kẻ lừa đảo có thể lợi dụng FOMO để lấy tiền của bạn.
- Có lợi nhuận quá dễ dàng: Nếu bạn đang có một chuỗi các lệnh thắng, bạn có thể dễ dàng “ảo tưởng” với những thành quả mà mình đã đạt được. Bạn cũng có thể quá tự tin vào kỹ năng của mình và đưa ra những lựa chọn hấp tấp. Ngay cả khi bạn đã kiếm được một khoản lợi nhuận lớn, điều này có thể làm tăng FOMO của bạn trong các cơ hội đầu tư khác.
- Lỗ: Trong khi bạn bị lỗ, bạn có thể sẽ cố gắng để bù lỗ của mình, trong trường hợp này, FOMO của bạn có thể tăng lên. Bạn thậm chí có thể vào một vị thế, thoát ra sau khi thua lỗ, và sau đó lại vào vị thế đó lần nữa do FOMO. Cả hai điều này cuối cùng có thể gây ra tổn thất lớn.
- Tin đồn: Nghe thông tin từ các nhà giao dịch khác hoặc thông qua internet có thể khiến bạn nghĩ đó là một khoản đầu tư có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, những tin đồn, lời khuyên đầu tư hoặc khuyến nghị về một loại tiền điện tử phổ biến không bao giờ có thể tốt bằng sự nghiên cứu và phân tích.
- Biến động: Sự biến động giá lớn có thể mang lại cơ hội kiếm lợi nhuận. Cho dù bạn đang đầu tư và hy vọng giá sẽ tăng lên hay bán khống khi thị trường tiền điện tử trong thời kỳ suy thoái, thì điều đó cũng chỉ trong tích tắc vì bản chất của thị trường là biến động mạnh. Bạn có thể thấy khi thị trường đang dump là một cơ hội tốt để mua vào nhưng cuối cùng bạn lại bắt phải một con dao đang rơi.
7/ Hiểu về đòn bẩy
Ý tưởng vay tiền ký quỹ hoặc giao dịch hợp đồng tương lai để kiếm lợi nhuận lớn hơn nghe có vẻ hấp dẫn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nguy cơ bị thanh lý và mất hết vốn nhanh chóng, vì khoản lỗ mà bạn phải chịu cũng tăng lên. Thanh lý không hẳn là xấu nếu bạn vẫn ở trong giới hạn của mình. Tuy nhiên, mất nhiều hơn những dự định bạn đã ập ra hoặc mạo hiểm quá nhiều tiền không phải là giao dịch có trách nhiệm. Trước khi bắt đầu sử dụng đòn bẩy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu chính xác cách thức hoạt động của nó.
Tìm hiểu thêm 3 Cách để vượt qua căn bệnh "nghiện tiền điện tử" hiệu quả.
Tổng kết
Để làm một trader giao dịch có trách nhiệm không hề dễ dàng và phải xem xét đến nhiều yếu tố. Kể cả khi bạn đã lập cho mình một kế hoạch hẳn hoi nhưng cuối cùng bạn lại không thể khiến bản thân mình tuân chủ theo nó và để cho cảm xúc chi phối. Giao dịch có trách nhiệm không chỉ giúp bạn giảm thiểu các rủi ro cho bản thân mà còn luyện cho bạn một “tinh thần thép” và hạn chế giao dịch theo cảm giác. Bạn có thể tham khảo các phương pháp mà MarginATM đã đưa ra để trở thành một trader có trách nhiệm nhé!