Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

10+ Cách kiếm thu nhập thụ động từ tiền điện tử (mới nhất)

Thu nhập thụ động là gì? Vì sao cần có nguồn thu nhập thụ động? Làm sao để kiếm được thu nhập? Xem ngay 6 cách kiếm thu nhập thụ động từ tiền điện tử.
Avatar
Sammie
Published Jul 28 2021
Updated Jul 20 2022
15 min read
thumbnail

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của ngành công nghiệp tiền điện tử đã tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số nơi con người khám phá ra một loạt các cách hoàn toàn mới để tạo ra thu nhập.

Dù là người chuyên nghiệp hay bán chuyên trong lĩnh vực này thì bạn đều muốn có những khoản thu nhập bên cạnh việc trực tiếp đầu tư.

  • Khái niệm thu nhập thụ động
  • Vì sao cần có nguồn thu nhập thụ động?
  • Tạo ra thu nhập thụ động trong thị trường crypto như thế nào?

Đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Thu nhập thụ động là gì?

Thu nhập thụ động (Passive income) là những khoản thu nhập mà bạn không cần phải bỏ sức lao động hoặc bỏ rất ít để có được. Đây là phương pháp giúp bạn có thu nhập ngay cả khi bạn không làm việc.

Ví dụ: Như tiền bản quyền âm nhạc trong đầu tư truyền thống. Tạo ra một album nhạc tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng giai điệu đó được trả phí trong thời gian dà. Người mua album phải trả phí để sở hữu sau 1 thời gian phát hành đĩa nhạc vẫn được bán. Thậm chí còn không cần phải làm gì mà vẫn có tiền tác giả, bản quyền, lượt nghe trên các nền tảng điện tử: Youtube, Spotify,...

Đây là khái niệm trái ngược với khái niệm "thu nhập chủ động" - là khoản thu nhập mà bạn phải dùng cả thời gian và công sức để đổi lấy ngay thời điểm đó.
Tức là sao? Ví dụ cụ thể cũng ở lĩnh vực âm nhạc, nhưng bạn không có bản thu âm nên mỗi lần muốn có thu nhập từ bản nhạc bạn phải trực tiếp đi hát, đến các địa điểm: phòng trà, concert, sự kiện,… và sau khi hát bạn sẽ có thu nhập từ việc hát bài hát này.

Đặc điểm của thu nhập thụ động

Thu nhập thụ động không cố định 

Thu nhập thụ động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình công việc, thời gian, lĩnh vực,… Không giống thu nhập từ lương cố định, bạn đi làm ngày nào nhận lương ngày đó, thu nhập thụ động sẽ không đến với bạn đều đặn hàng ngày. Có thể bạn sẽ phải mất một khoảng thời gian, thậm chí lên đến vài năm để có thể nhận được khoản thu nhập này. 

Có thể tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động khác nhau

Khác với việc bạn đi làm 8 tiếng/ngày và chờ nhận lương như một khoản thu nhập duy nhất vì bạn chẳng còn thời gian nhiều để làm các công việc khác, bạn có rất nhiều cách khác nhau để có thể tạo ra thu nhập thụ động và hoàn toàn có thể sử dụng nhiều cách cùng một lúc. Thu nhập thụ động không bó buộc bạn về thời gian, không gian. 

Thu nhập thụ động vẫn có rủi ro

Vì bản chất không cố định nên tất nhiên thu nhập thụ động sẽ không an toàn tuyệt đối mà vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. 

Ví dụ: Như bạn không thể trông mong khoản tiền đầu tư cổ phiếu của bạn sẽ luôn sinh lời. Nó vẫn sẽ có lúc bị lỗ. 

So sánh thu nhập thụ động và thu nhập chủ động

So sánh thu nhập thụ động và thu nhập chủ động

Vì sao cần có nguồn thu nhập thụ động?

Thu nhập thụ động là yếu tố quan trọng để bạn đạt được trạng thái tự do tài chính.

Thu nhập thụ động giúp bạn thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn làm cật lực để kiếm tiền - chi tiêu/trả nợ - hết tiền - lại làm cật lực để kiếm tiền. Lúc này, bạn không còn cần phải lo lắng nhiều về tiền bạc nữa và có thể làm những điều mình muốn.

Ý tưởng về thu nhập thụ động không phải là mới. Trước khi ngành công nghiệp tiền điện tử bùng nổ, con người đã vận dụng những cách truyền thống để tạo ra thu nhập thụ động như tiếp thị liên kết, đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm, dropshipping, Amazon FBA,...

Tự do tài chính là đích đến mà bất kỳ người nào muốn, cho dù ở lĩnh vực nào bạn rõ ràng không muốn cả đời phải đi làm thuê và lo lắng vấn đề tài chính. Rõ ràng là cuộc sống bạn cần được cân bằng sau nhiều năm phấn đấu bằng cách nghỉ ngơi, làm những việc mình thích, đem lại hoặc truyền lại các giá trị cho thế hệ sau.

Bạn cần phân biệt tự do tài chính với giàu có nhé. Chúng hoàn toàn khác nhau bởi người giàu chưa chắc đã tự do tài chính nếu họ mắc kẹt trong 

Vậy với thị trường crypto, chúng ta có thể kiếm thu nhập thụ động bằng nhiều cách khác nhau.

6 cách kiếm thu nhập thụ động trong thế giới tiền điện tử

Khai thác/Đào coin (Mining)

Đây là một trong những cách phổ biến nhất để kiếm thu nhập thụ động với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác. Đào coin liên quan đến việc sử dụng sức mạnh tính toán để giải quyết các vấn đề toán học phức tạp. Việc này giúp cho thông tin về các giao dịch được xác thực và lưu trữ trên hệ thống Blockchain

Đổi lại, các thợ mỏ sẽ nhận được một lượng coin nhất định, gọi là phần thưởng khai thác khối. 

Trong những ngày đầu, việc đào coin tương đối dễ dàng bằng cách sử dụng phần mềm khai thác Bitcoin Core cùng với bộ xử lý máy tính được gọi là ASIC (Mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng). Khi tiền điện tử trở nên phổ biến và giá coin tăng lên, việc khai thác ngày càng có lãi.

Ngày nay, khai thác trở nên khó khăn hơn và tiêu tốn rất nhiều chi phí cũng như tài nguyên. Các thợ đào nhỏ lẻ không còn kiếm được nhiều tiền như trước nữa. Thay vào đó, việc khai thác chủ yếu được thực hiện bởi các trang trại khai thác lớn sử dụng hàng trăm ASIC và lượng điện khổng lồ. Do vậy cách kiếm thu nhập thụ động này trở nên ít phổ biến hơn.

Đọc thêm: 4 Bước đào coin kiếm thu nhập khủng (chi tiết).

Staking (Đặt cược)

Cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) duy trì tính bảo mật của các blockchain bằng cách yêu cầu người dùng khóa hoặc giữ coin của họ trong ví tiền điện tử. Phần thưởng (gồm phần thưởng khối và phí giao dịch) sẽ được trao cho những người tham gia staking để làm động lực cho những đóng góp của họ.

Do đó staking trở thành một cách phổ biến để kiếm thu nhập thụ động. Các Hodlers dài hạn đặc biệt thích staking vì nó có thể giúp họ tăng thêm thu nhập thụ động.

Ví dụ: Bằng cách stake các đồng coin như NEO (NEO), Reddcoin (RDD) hoặc Komodo (KMD), bạn có thể kiếm được khoảng 5% lãi suất mỗi năm trên lượng coin nắm giữ của mình.

Bạn có thể staking trên các sàn giao dịch như Binance, Coinbase, Bitfinex, Kraken, Huobi, OKEx,... Hoặc thông qua các nhà cung cấp staking chuyên nghiệp như MyCointainer, Stake.Capital, EverStake, Staked, Stakefish,...

Mặc dù có khả năng mang lại lợi nhuận đều đặn, nhưng staking vẫn tồn tại những rủi ro nhất định:

  • Bạn sẽ không thể thực hiện bất kỳ việc mua/bán hay giao dịch nào với lượng coin đã mang đi stake này ⇨ lỡ mất cơ hội đầu tư nếu giá coin đột ngột tăng vọt.
  • Việc unstake sẽ khiến bạn mất một thời gian mới nhận lại được số coin ban đầu.

Tìm hiểu thêm Tăng thu nhập với bí kíp Staking Coin từ A - Z.

Cho vay (Lending)

Đúng như tên gọi, lending là hình thức bạn cho vay lượng tài sản nhàn rỗi của bạn. Khi hết thời hạn vay, bạn sẽ thu về cả tiền gốc và lãi. Nói chung, hình thức này gần tương tự như cho vay tiền pháp định. Thế nhưng trong thị trường tiềm điện tử, tài sản của người cho vay lại chính là những loại coin/token mà họ đang nắm giữ và chưa sử dụng đến.

Cho vay tiền điện tử hấp dẫn vì nó đảm bảo thu nhập thụ động bằng cách tránh được sự biến động của thị trường và có lãi suất tương đối cao. 

Trước đây, khi thị trường tiền điện tử chưa quá phát triển, nhà đầu tư thường cho vay một số loại coin chủ chốt như BTC, ETH,... Ngày nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của DeFi, lending đã mở rộng hơn rất nhiều. Theo đó, bạn có thể cho vay bất kỳ loại coin/token nào mình đang sở hữu để kiếm lãi.

Một số nền tảng Lending coin bạn có thể tham khảo như Aave, InstaDApp, Compound, Maker,...

Dù vậy, bản thân việc cho vay vẫn có rủi ro nếu giá đồng coin bạn cho vay giảm trong thời hạn vay.

Ví dụ: Bạn mở một lending đồng BTC. Lãi suất là 1.6%/năm trong 14 ngày.

Ngày 16/07/2021 (bắt đầu lending): giá BTC là $55.

Ngày 30/07/2021 (trả gốc + lãi): giá BTC là $50.

Nếu bạn cho vay 5 BTC, dự tính gốc và lãi bạn nhận về sẽ là: 5 + 5 x 1.6% x 14/365 = 5.003 BTC tương đương với $275.165 (tính theo thời điểm cho vay).

Nhưng nếu tính theo giá BTC theo thời điểm trả lãi thì tổng thu về sẽ là 5.003 x 50 = $250.150, giảm hơn 10%.

Yield Farming 

Trong Yield Farming, các liquidity provider (nhà cung cấp thanh khoản), bằng tài sản hiện có, cung cấp thanh khoản vào các liquidity pool của giao thức. Liquidity pool hiểu đơn giản là một tập hợp các token được khóa trong smart contract. Các pool này cho phép người dùng vay, cho vay và giao dịch trao đổi giữa các token.

Những giao dịch được thực hiện trong pool sẽ phát sinh các khoản phí. Các khoản phí này được xem là doanh thu của các liquidity provider và được chia lại theo tỷ lệ phần trăm thanh khoản mà họ đã cung cấp vào pool.

Ngoài ra, liquidity provider đã cung cấp thanh khoản còn được nhận kèm thêm một token nào đó (có thể trên toàn pool của giao thức hoặc một số pool được chỉ định). 

Ví dụ: Trên PancakeSwap, bạn gửi một cặp BUSD/BNB vào liquidity pool tương ứng để nhận doanh thu từ phí giao dịch được trả theo tỷ lệ và một token chung, gọi là token BUSD – BNB LP. Sau đó bạn có thể stake token này để nhận thưởng bằng token CAKE.

Một số nền tảng phổ biến cho các Yield Farmer như Uniswap, SushiSwap, MakerDao, Compound Finance, Synthetix, Aave,...

thu nhập thụ động
Kiếm thu nhập thụ động từ các Yield Farming

Yield Farming khá phức tạp và tồn tại rủi ro cao nếu bạn không nắm rõ cách thức hoạt động của nó. Những rủi ro này có thể là :

  • Sàn scam hoặc hacker tấn công dẫn tới sập sàn.
  • Smart contract lỗi hoặc có lỗ hổng bảo mật dẫn tới việc bạn bị mất tiền.
  • Liquidity pool bị rút hết tiền.
  • Do cặp token add vào pool bị rớt giá khiến bạn lỗ vốn.
  • Tổn thất tạm thời (impermanent loss) do tỉ giá cặp thanh khoản bạn gửi vào pool biến động lớn dẫn tới khi coin pump và bạn muốn rút thanh khoản để bán chốt lời thì sẽ không thể nhận được nguyên vẹn số token ban đầu.
  • Sơ suất khi thao tác với các ví DeFi dẫn đến bị hacker tấn công.

Các cơ hội/sự kiện đặc biệt

Nếu bạn muốn kiếm coin miễn phí để tối đa hóa các khoản đầu tư tiền điện tử của mình, bạn có thể xem xét một số sự kiện và cơ hội sau.

  • Airdrop và bounty: Đây là sự kiện mà các dự án sẽ phát hành miễn phí đồng coin thuộc dự án đó cho nhà đầu tư nhằm quảng bá hoặc trả thưởng cho việc tìm kiếm các lỗ hổng của hệ thống. Để nhận được những đồng coin miễn phí này người dùng phải thực hiện một số nhiệm vụ được đề ra. Tuỳ vào độ phức tạp của nhiệm vụ mà số lượng đồng coin nhận được sẽ khác nhau.
  • Hard Forks: Bạn có thể hiểu hard fork như việc nâng cấp phần mềm trong điện thoại của bạn. Khi hard fork xảy ra, tất cả những người tham gia trong mạng được yêu cầu bắt buộc phải nâng cấp lên phiên bản mới nhất của phần mềm để có thể tiếp tục xác thực các khối giao dịch mới. Lúc này những ai đang nắm giữ đồng coin cũ vào thời điểm xảy ra hard fork sẽ nhận được một số lượng coin mới tương ứng trong ví của họ.

Ví dụ: Khi Bitcoin Gold (BCG) thực hiện hard fork từ Bitcoin (BTC) thì những người đang nắm giữ BTC sẽ nhận được số lượng BCG tương ứng. 

  • Affiliate program: Khi đăng ký tài khoản trên các sàn giao dịch tiền điện tử, bạn sẽ nhận được một link tiếp thị liên kết hay link giới thiệu bạn bè (link ref). Bằng cách chia sẻ đường link này tới bạn bè và mời họ đăng ký tài khoản trên sàn, bạn sẽ nhận được hoa hồng giới thiệu trả bằng coin. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ nhận được khoản hoa hồng này khi người được bạn giới thiệu đã thực hiện một khối lượng giao dịch nhất định hoặc các điều kiện khác tùy theo từng sàn.

Nắm giữ Token trả cổ tức (Dividend Token)

Dividend Token cho phép chủ sở hữu nhận thu nhập thụ động mà không cần phải có quyền sở hữu trong tổ chức. 

Ví dụ về dividend token:

  • KuCoin Token (KCS) trả cho người nắm giữ 50% tổng doanh thu phí giao dịch của sàn mỗi ngày dưới dạng cổ tức.
  • Bibox Tokens (BIX), trả cho chủ sở hữu 45% lợi nhuận phí giao dịch ròng của Bibox.

Tương tự như cổ phiếu, trong một số trường hợp, việc chi trả cổ tức phụ thuộc vào việc nhà phát hành có đạt được các mốc hoặc mục tiêu hiệu suất không và điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Ngoài ra, cổ tức được chia ra khi dự án có lợi nhuận. Nếu dự án bắt đầu thua lỗ, bạn có thể sẽ không nhận được cổ tức thường xuyên và giá trị token bạn đang nắm giữ có thể giảm mạnh.

Tìm hiểu thêm Kiếm tiền từ vốn 0 đồng với Airdrop.

Kết luận

Trên đây mình đã giới thiệu đến bạn khái niệm và một số cách kiếm thu nhập thụ động trong thị trường crypto. 

Dù các phương pháp trên có thể mang lại cho bạn nguồn thu thụ động nhất định và sự tự do tài chính thì hãy nhớ rằng “không có bữa trưa nào là miễn phí cả”. Mọi cách đều có rủi ro nhất định. Vì thế bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định chọn bất cứ cách nào ở trên nhé.

RELEVANT SERIES