Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Đốt coin là gì? Vì sao phải đốt coin trong quá trình lưu thông?

Đốt coin là gì? Mục tiêu của việc đốt coin? Tác động của việc burn coin trên thị trường và với các nhà đầu tư?
Khải Hoàn
Published Sep 24 2021
Updated Aug 08 2022
13 min read
thumbnail

Thị trường tiền điện tử đã trở nên quan trọng trong tin tức hàng ngày và sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong thời gian qua. Mặc dù vẫn còn một số người hoài nghi nhưng sự tiến bộ của tiền tệ kỹ thuật số và công nghệ blockchain là không thể phủ nhận. Một trong những xu hướng phổ biến nhất của ngành công nghiệp tiền tệ kỹ thuật số thời điểm hiện tại là Coin Burning hay còn gọi là đốt coin.

Nếu bạn chưa quen với tiền điện tử, chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe về cụm từ đốt tiền, tự hỏi lý do cho việc đó. Hôm nay hãy để MarginATM giải thích kỹ hơn cho bạn về hành động đốt coin (burn coin) thông qua bài viết dưới đây.

Bài viết có những nội dung sau:

  • Đốt coin là gì?
  • Mục tiêu chính của việc đốt coin
  • Cơ chế Proof-of-Burn
  • Tác động của việc burn coin trên thị trường và đối với các nhà đầu tư.
  • Các ứng dụng thực tế của việc burning coin.
  • Nghiên cứu đốt coin trước khi đầu tư.

Đốt coin là gì?

Đốt coin (Burn coin) là quá trình mà các thợ đào và nhà phát triển loại bỏ các đồng coin khỏi lưu thông. Hiểu một cách đơn giản, đốt coin là phá hủy coin để nó không có sẵn để sử dụng tiếp trong giao dịch. Chúng sẽ gửi tiền đến các địa chỉ chuyên biệt có khóa riêng không thể truy cập được. 

Hơn nữa, trong quá trình burn coin các thợ đào và nhà phát triển sẽ cung cấp thuật toán Proof of Burn cho thị trường để tạo điều kiện xác minh chéo.

đốt coin là gì
Đốt coin là một quá trình loại bỏ coin khỏi lưu thông

Ý tưởng về việc này khá đơn giản. Khi bạn đốt một coin, bạn giảm tổng cung của số tiền đang lưu hành. Và theo quy luật cung và cầu, việc giảm tổng cung tiền xu về mặt lý thuyết sẽ làm tăng giá trị của nó miễn là có đủ nhu cầu trong tương lai cho coin.

Bối cảnh của việc đốt coin

Tiền điện tử không phải là loại tiền đầu tiên phát minh ra việc đốt tiền. Trên thực tế, đốt tiền tương tự như mua lại cổ phiếu trong tài chính truyền thống. Các công ty đôi khi sẽ mua lại cổ phiếu của họ từ thị trường mở để làm giảm tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Đây được gọi là cổ phiếu quỹ, công ty có thể giữ nó để thúc đẩy giá. 

Quá trình này giúp củng cố giá trị của những cổ phiếu vẫn đang lưu hành và cũng có thể giúp cải thiện thu nhập trên mỗi cổ phiếu, với ít cổ phiếu đang lưu hành hơn, tỷ lệ thu nhập ròng trên cổ phiếu trở nên cao hơn. Các nhà đầu tư sẽ nhìn thấy sự tăng trưởng này và công ty có thể bán lại sau đó khi cần vốn.

burn coin
Đốt tiền cũng giống việc mua lại cổ phiếu của công ty phát hành

Việc đốt tiền hy vọng sẽ đạt được mục tiêu tương tự. Bằng cách giảm số lượng token được cung cấp, các nhà phát triển và thợ đào hy vọng sẽ làm cho các token còn lưu hành trở nên hiếm hơn và do đó có giá trị hơn.

Mục tiêu chính của việc đốt coin

Mục tiêu chính của việc đốt coin là điều tiết nguồn cung và ổn định giá cả. Khi các nhà phát triển/thợ đào đốt tiền, số lượng tiền có sẵn trên thị sẽ giảm. Kết quả là, giá của đồng coin sẽ tăng lên (ít nhất là về mặt lý thuyết thì điều đó nên xảy ra).

Việc đốt coin hy vọng có thể điều tiết nguồn cung và thúc đẩy giá

Tuy nhiên có sự khác biệt cơ bản giữa tiền tệ fiat và tiền điện tử. Cụ thể là tiền tệ fiat có bản chất là lạm phát trong khi tiền điện tử là giảm phát. Lý do cho điều này là, tổng lượng tiền fiat trong lưu thông không ngừng tăng lên theo thời gian thông qua công cụ nợ và việc in tiền của các ngân hàng Trung ương. Tổng cung  đối với hầu hết các loại tiền crypto đang lưu hành thì lại đều có giới hạn. 

Ví dụ: Trong trường hợp của Bitcoin mục tiêu sẽ là 21 triệu BTC. Do đó, giá trị của một đơn vị tiền fiat sẽ mất giá trị theo thời gian và trong trường hợp tiền điện tử không còn có thể khai thác được các đồng tiền mới, thì một đơn vị tiền mã hóa sẽ tiếp tục tích lũy giá trị (giảm phát).

Cơ chế Proof-of-Burn (PoB)

Một cơ chế duy nhất xuất hiện từ việc đốt token là sự đồng thuận Proof of Burn (PoB), dựa trên việc người dùng phá hủy token của họ để giành quyền khai thác. Proof-of-work vẫn là một lựa chọn phổ biến, chủ yếu là do Bitcoin được ủng hộ, nhưng nó tiêu tốn nguồn lực đáng kể và có thể không kinh tế. 

Trong khi đó PoB cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách giới hạn số lượng thợ đào có thể xác minh và gắn các khối khác vào blockchain để phù hợp với số lượng token mà họ đã đốt.

cơ chế proof of burn
Proof of Burn đang dần chứng tỏ những lợi thế riêng

Hệ thống POB cũng liên quan đến một cơ chế khuyến khích đốt tiền điện tử thường xuyên để duy trì sức mạnh khai thác và tránh những lợi thế không công bằng. Thay vì chỉ một lần, nó khuyến khích các thợ đào tham gia vào một hoạt động thường xuyên.

Tác động của việc đốt coin trên thị trường

Kết quả của việc đốt coin vẫn chưa được chứng minh đầy đủ. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, quá trình đốt cháy sẽ ổn định thị trường. Ngay sau đợt đốt cuối cùng của Bitcoin, nó đã tăng giá trị. Mặt khác, việc đốt coin BNB lại không mang lại hiệu quả lắm. 

tác động của đốt coin
Kết quả của việc đốt coin vẫn chưa được chứng minh đầy đủ

Chính vì vậy nhiều nhà phân tích nghĩ rằng sự ổn định lâu dài và khả năng tồn tại của thị trường tiền điện tử được thúc đẩy nhiều hơn bởi sức mạnh của chính đồng tiền đó. Chẳng hạn như niềm tin của các nhà đầu tư vào nó và cuối cùng là sự chấp nhận của nó như một phương tiện trao đổi. 

Có thể nhận thấy rằng các loại crypto khác nhau sẽ phản ứng với việc đốt coin theo những cách riêng biệt của chúng. Tuy nhiên, đốt coin có một vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ tiền tệ và thể hiện cam kết của đội ngũ dự án với cộng đồng.

Tác động của việc đốt coin đối với các nhà đầu tư

 Quá trình đốt coin rất quan trọng vì hai lý do như sau:

  • Thứ nhất: Nhà đầu tư nhận được lợi ích hữu hình thông qua việc cải thiện định giá sau khi đốt.
  • Thứ hai: Quá trình đốt coin báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng giá sẽ được ổn định thông qua việc tự điều chỉnh khi không có bất kỳ cơ quan quản lý nào can thiệp đến crypto.

Ví dụ: Khi một cổ phiếu riêng lẻ chạm mức đỉnh hoặc đáy, sở giao dịch chứng khoán của các quốc gia sẽ tạm ngừng giao dịch để cho phép giá ổn định nhưng điều này là không thể trong trường hợp tiền kỹ thuật số. Do đó, việc đốt coin tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vì nó đóng vai trò như một cơ chế ổn định giá tiền kỹ thuật số.

Các ứng dụng thực tế của việc đốt coin

Đã có nhiều loại tiền điện tử thực hiện quy trình đốt coin. Thông thường, các nhà đầu tư đốt tiền với hy vọng tăng giá trị của chúng. 

Ví dụ: 55 tỷ XML đã bị đốt cháy và nó đã làm giảm đáng kể nguồn cung XLM hơn 50%. Tác động giá lên XLM ngay lập tức đáng chú ý trong ngắn hạn, tăng 25% từ $0.069 lên $0.088 trong một ngày từ ngày 5 tháng 11 đến ngày 6 tháng 11 năm 2020.

ripple đốt coin
Giá trị của XRP đã được ổn định trong thời gian dài nhờ việc burn coin

Hơn nữa, việc đốt liên tục giữ cho giá trị của đồng tiền ổn định trong thời gian ngắn và dẫn đến việc tăng giá trị trong thời gian dài. 

Ví dụ: Việc đốt cháy đã giúp giá của XRP duy trì ổn định, trong khoảng từ $0.28 đến $0.31 trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020. Hay Bitcoin cash đã tăng đáng kể về giá trị vào mùa xuân năm ngoái. 

Vào ngày 20 tháng 4, nhóm khai thác tiền điện tử Antpool thông báo rằng họ đã gửi 12% số Bitcoin cash mà họ nhận được dưới dạng phần thưởng khối đến các địa chỉ không thể truy cập. Do đó, Antpool đang làm chậm tỷ lệ lạm phát cho BCH và điều này có thể góp phần vào sự tăng trưởng lớn của Bitcoin cash đã trải qua trong những tuần gần đây.

Tuy nhiên, trước khi Bitcoin cash tham gia vào việc đốt tiền, Binance Coin (BNB) cũng đã khám phá chiến lược này. Theo báo cáo, hiện tại Binance đã đốt được 16 lần, lần gần đây nhất là gần 400 triệu USD vào tháng 7 năm nay. 

Cho đến nay, BNB vẫn chưa đạt được mức tăng lớn về giá như Bitcoin Cash đã trải qua, nhưng nó vẫn là đồng tiền có hoạt động hàng đầu trong số các loại tiền kỹ thuật số cho đến nay trong năm nay.

bnb đốt coin
BNB đã trải qua 16 lần burn coin nhưng giá cả lại không bị ảnh hưởng nhiều

Tất nhiên, có rất nhiều rủi ro liên quan đến việc đốt tiền. Đầu tiên, việc đốt tiền xu không có gì đảm bảo rằng những đồng tiền còn lại đang lưu hành sẽ tăng giá trị. Nó thậm chí không nhất thiết làm giảm tổng số token đang lưu hành, vì nguồn cung cấp đang lưu hành sẽ bị dao động đáng kể.

Bitcoin là một ví dụ về lý do tại sao việc đốt tiền có thể không hoạt động. Bitcoin được giới hạn ở mức 21 triệu BTC, một số nhà phân tích tin rằng giới hạn này giúp đóng góp vào giá trị của BTC. 

Tuy nhiên, Bitcoin cũng đã tạo ra các loại token mới trong một số trường hợp nhờ vào cái gọi là "hard fork". Đây là cách Bitcoin Cash, Bitcoin gold và các Altcoin khác ra đời. Nếu Bitcoin được phân tách một lần nữa trong tương lai, thậm chí nhiều token hơn sẽ được tạo ra.

Tìm hiểu thêm Hard Fork và lịch sử Bitcoin Hard Fork tại đây.

Nghiên cứu về đốt coin trước khi đầu tư

Có thể thấy, đối với một số dự án thì quá trình burn coin rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến giá. Tuy nhiên một vài trường hợp thì nó lại không ảnh hưởng nhiều. Là một nhà đầu tư khi xuống tay rót vốn vào bất kỳ dự án nào thì đốt coin vẫn là một yếu tố cần xem xét

nhà đầu tư suy nghĩ
Đốt coin vẫn là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi thực hiện đầu tư

Bạn nên nghiên cứu xem liệu có xảy ra cháy Coin đối với loại tiền đó hay không và liệu có lịch trình đốt xác định hay không. Nó phải là một phần trong phép tính của bạn khi đưa ra quyết định đầu tư. Nói chung, nếu các vụ đốt coin đã xảy ra đúng theo lịch trình. Điều đó sẽ giúp bạn tin tưởng hơn rằng có những người đầu tư khi thấy đồng tiền đó phát triển và đó sẽ là một yếu tố có lợi cho nó.

Tìm hiểu thêm: Yield Farming là gì? Hướng dẫn kiếm lợi nhuận khủng trong DeFi

Tổng kết

Vừa rồi, MarginATM đã giới thiệu đến bạn khái niệm đốt coin là gì trong thị trường crypto thời gian gần đây. Khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào bạn cần nên xem xét đến yếu tố này của dự án. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới, đội ngũ MarginATM sẽ hỗ trợ bạn ngay nhé!

RELEVANT SERIES