Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tổng quan về hệ sinh thái EigenLayer

EigenLayer là dự án thu hút sự chú ý của nhiều nhà phát triển với concept restaking và có TVL lớn thứ 2 trên thị trường DeFi. Vậy hệ sinh thái EigenLayer có gì?
Avatar
Luci
Published May 09 2024
Updated May 14 2024
5 min read
hệ sinh thái eigenlayer

Thông tin cơ bản về EigenLayer

EigenLayer hoạt động trong mảng restaking áp dụng với mạng lưới Ethereum. Dự án cho phép các đơn vị vận hành mạng lưới Ethereum (ETH stakers, validators) có thể mở rộng vai trò sang nhiều dịch vụ khác.

Thông qua đó, các validator trên Ethereum có thể có thêm nhiều nguồn thu khác nhau từ việc chia sẻ cung cấp dịch vụ bảo mật và sức mạnh tính toán.

Cấu trúc tổng quan của EigenLayer bao gồm 3 thành phần chính:

  • Restaker: Là người dùng staking ETH hoặc LST trên nền tảng. Họ cung cấp token để cho đơn vị vận hành đủ điều kiện tham gia staking trên ETH. Từ đó kiếm thêm nguồn thu ngoài lãi suất staking ETH.
  • Operator: Là các đơn vị tham gia vận hành về mặt kỹ thuật, phụ trách cung cấp các dịch vụ cho các dự án có nhu cầu sử dụng EigenLayer. Vì vậy, họ sẽ chia sẻ một phần doanh thu với restaker kể trên (do sử dụng ETH từ restaker).
  • AVS (Actively Validated Services): Là các dự án có nhu cầu sử dụng EigenLayer cho việc xác thực. Họ sẽ trả phí cho EigenLayer, operator và restaker để được chia sẻ sức mạnh tính toán và bảo mật.

Tóm lại, EigenLayer đóng vai trò là nền tảng trung gian giúp cho 3 thành phần kể trên hoạt động thống nhất, thông suốt và đảm bảo các quyền lợi liên quan.

mô hình kinh doanh eigenlayer
Mô hình kinh doanh của EigenLayer

Qua đó, dự án góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho các validator hoặc staker trên Ethereum. Đồng thời giúp giảm chi phí cho các dự án khác nhau như blockchain, bridge, oracle, …

Tính tới thời điểm tháng 05/2024, dự án đã kêu gọi được tổng cộng 150 triệu USD từ nhiều quỹ đầu tư lớn như a16z crypto, Coinbase Ventures, Blockchain Capital… với mức định giá 500 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên.

Vào ngày 09/04/2024, EigenLayer khởi chạy mainnet. Trước đó, việc restaking trên EigenLayer chỉ đơn thuần là quá trình nạp các liquid staking token (LST) như stETH hoặc thiết lập hệ thống cho phép các validator rút khỏi staking.

Tuy vậy, dự án vẫn thu hút được hàng chục tỷ USD và trở thành dự án có TVL lớn thứ hai trên thị trường DeFi sau Lido.

tvl eigenlayer
TVL của EigenLayer. Nguồn: DefiLlama

Ngoài ra, EigenLayer cũng đã thông báo ra mắt token và airdrop cho người dùng trong tháng 05/2024.

Đọc thêm: EigenLayer phát hành token, airdrop 15% cho người dùng

advertising

Hệ sinh thái EigenLayer

Yếu tố đầu ra (khách hàng và doanh thu) là rất quan trọng đối với bất kỳ dự án nào. Hiện có 21 dự án đang sử dụng giải pháp chia sẻ sức mạnh tính toán thông qua EigenLayer (theo dữ liệu trên website).

avs trên eigenlayer
Khách hàng của EigenLayer (các AVS). Nguồn: EigenLayer

Trong đó có một vài blockchain lớn như Celo, Near hay Mantle.

Do việc vận hành kỹ thuật là không đơn giản. Vì vậy, các operator trên EigenLayer thường không phải các cá nhân mà là tổ chức. Một số dự án nổi bật hoạt động với vai trò là operator có thể kể tới như:

  • Allnodes, Ankr, Attestant, Coinbase Cloud, Figment, Google Cloud Web3…: Cung cấp cơ sở hạ tầng cho các validator trong việc vận hành node.
  • Puffer: Vừa đóng vai trò là dự án Liquid Restaking (một mảng mới nổi khác từ sự ra đời của EigenLayer và Restaking), vừa là giải pháp chống slashing khi staking (giúp giảm rủi ro cho staker).

Cuối cùng, việc EigenLayer và restaking nổi lên tạo ra nhu cầu tối ưu nguồn vốn hơn nữa. Với ý tưởng tương tự như liquid staking, liquid restaking (LRT) và liquid staking finance (LRTFi) ra đời.

hệ sinh thái eigenlayer
Tổng quan các dự án được ra đời từ sự bùng nổ restaking

Các token tham gia staking trên EigenLayer sẽ được mở khoá thanh khoản thông qua các dự án này. Khi đó, ngoài nguồn thu nhận từ yield ETH, một phần doanh thu do AVS kể trên cung cấp, các dự án LRT hay LRTFi sẽ giúp người dùng có thêm một nguồn thu nữa.

Cụ thể, khi người dùng stake ETH họ sẽ nhận về các liquid restaking token (như eETH, rsETH…). Các token nữa thường sẽ được cung cấp thanh khoản thông qua các AMM (như Curve, Uniswap…).

Người dùng có thể sử dụng các LRT để cung cấp thanh khoản trên AMM để có nguồn thu từ phí giao dịch. Hoặc có thể sử dụng để thế chấp trên các dự án chấp nhận với mục đích có thêm đòn bẩy tài chính.

so sánh liquid staking và restaking
So sánh liquid staking và liquid restaking

Sức hút của LRT ngoài đến từ sự tăng trưởng của EigenLayer, còn đến từ trào lưu “cày airdrop" của cộng đồng crypto. Vì vậy, TVL của các dự án LRT cũng có tốc độ tăng trưởng cao không kém cạnh so với EigenLayer.

tvl lrt
TVL các dự án LRT. Nguồn: DefiLlama

Một vài cái tên nổi bật trong mảng LRT là Ether.Fi, Renzo, Puffer Finance. Trong đó, Renzo và Ether.Fi đã ra mắt token và đạt mức FDV hàng tỷ USD.

Tóm lại, cơ chế của EigenLayer đã tạo ra một hệ sinh thái với nhiều dự án xoay quanh. Hiệu ứng từ trào lưu săn airdrop hay cày point (điểm) của cộng đồng, cùng sự quan tâm của các nhà phát triển và quỹ đầu tư, đã giúp EigenLayer đạt được những con số ấn tượng.

Tuy nhiên, trong dài hạn, để phát triển bền vững thì EigenLayer sẽ cần phải được ứng dụng thực tế. Do đó, số lượng và chất lượng của AVS sẽ là một thước đo quan trọng để đánh giá sự phát triển của dự án trong tương lai.

Đọc thêm: Hệ sinh thái và dữ liệu on-chain nói gì về kế hoạch của Aptos sắp tới?

RELEVANT SERIES