Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Mô hình hoạt động quỹ BUIDL của BlackRock

Vào tháng 03/2024, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock đã ra mắt quỹ BUIDL phục vụ nhu cầu đầu tư với sản phẩm RWA. Quỹ có mô hình hoạt động ra sao và có đóng góp gì cho sự phát triển của thị trường DeFi?
Avatar
Luci
Published Apr 24 2024
Updated Apr 24 2024
5 min read
mô hình hoạt động quỹ buidl blackrock

Thông tin sơ lược về BlackRock và quỹ BUIDL

BlackRock là công ty quản lý tài sản quy mô toàn cầu. Hiện công ty quản lý khối lượng tài sản lớn nhất trong ngành, tính đến năm 2023, giá trị tài sản dưới quyền quản lý của BlackRock (AUM) đạt 10 nghìn tỷ USD.

aum blackrock
AUM của BlackRock. Nguồn: Statista.

Vào tháng 03/2024, công ty chính thức tham gia vào thị trường crypto với sự ra mắt quỹ BlackRock USD Institutional Digital Liquidity (gọi tắt là BUIDL). Quỹ phân bổ tài sản vào tiền mặt, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng thoả thuận mua lại, trái phiếu chính phủ Mỹ và các loại tài sản tương đương.

Như vậy, BUIDL hoạt động giống như một quỹ tiền tệ (Money Market Fund), tập trung vào kiếm lợi nhuận theo dạng dòng tiền từ các tài sản có độ an toàn và tính thanh khoản cao.

Điểm đặc biệt của BUIDL nằm ở khả năng token hoá (tokenize). Theo đó, thị trường thứ cấp của BUIDL sẽ nằm ở trên môi trường blockchain. Các nhà đầu tư có thể giao dịch và lưu trữ từng phần nhỏ của quỹ theo dạng token trên blockchain, thay vì chứng chỉ quỹ được lưu trữ tại sở giao dịch chứng khoán.

Cho tới thời điểm hiện tại, BlackRock, Citi, Franklin Templeton và JPMorgan là các tổ chức lớn đã tham gia vào phát triển sản phẩm đầu tư trên môi trường blockchain. Trong thời gian ra mắt, BUIDL đã thu hút được 240 triệu USD vốn đầu tư và đang quản lý gần 300 triệu USD.

tổng tài sản buidl
Tổng tài sản BUIDL đang quản lý. Nguồn: rwa.xyz
advertising

Mô hình hoạt động của quỹ BUIDL

Sau khi kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư để thành lập quỹ, BlackRock sẽ phân bổ tiền đầu tư ban đầu vào các loại tài sản khác nhau để thu về lợi nhuận. Sau đó, công ty phát hành token BUIDL trên blockchain Ethereum và chuyển cho các địa chỉ ví hợp lệ nhất định, đại diện cho việc sở hữu một phần của quỹ.

mô hình hoạt động buidl
Mô hình hoạt động cơ bản của BUIDL

Thông thường, các ví sở hữu token BUIDL sẽ là các đơn vị quản lý tài sản phù hợp về mặt pháp lý trên môi trường blockchain.

Việc phát hành và quản lý tỷ lệ sở hữu thông qua token phục vụ 3 mục đích chính (theo Carlos Domingo, founder và CEO của Securitize):

  • Thay đổi mô hình quản lý quỹ truyền thống sang dạng DAO (tổ chức tự trị phi tập trung).
  • Nếu có các dự án DeFi phát triển các sản phẩm phái sinh dựa trên trái phiếu chính phủ (hoặc các tài sản RWA), đây sẽ là nền tảng vững chắc về cả kỹ thuật lẫn pháp lý.
  • Có thể sử dụng để tối ưu hoá nguồn vốn thông qua các giao thức lending on-chain.

Theo dữ liệu từ rwa.xyz, có 12 địa chỉ ví đang nắm giữ token BUIDL. Cũng theo dữ liệu từ nguồn này, mức phí quản lý của BUIDL đang khoảng 0.5% trên tổng tài sản hàng năm. Do đó, với khoảng 300 triệu USD AUM, công ty sẽ có nguồn thu khoảng 1.5 triệu USD mỗi năm.

Trong đó, Ondo hiện chiếm gần ⅓ tổng AUM trong BUIDL hiện tại.

ousg ondo do blackrock quản lý
Sản phẩm OUSG của Ondo trên thực tế là do BlackRock quản lý qua BUIDL. Nguồn: rwa.xyz

Ethereum đang chịu sự giám sát mạnh mẽ từ các nhà lập pháp. Tuy nhiên, việc các công ty như BlackRock hay Franklin Templeton phát hành thành công các sản phẩm quỹ trên môi trường blockchain cho thấy một tương lai, nơi các sản phẩm mang nhiều tính ứng dụng thực tế khác nhau trên crypto được ra đời.

BUIDL đóng góp cho sự phát triển lành mạnh của DeFi

Quỹ BUIDL tuy chỉ được nắm giữ bởi 12 địa chỉ ví cộng thêm với yêu cầu đầu vào về vốn là rất lớn, nhưng với việc phát triển trên blockchain, BlackRock đã tạo cơ hội cho các dự án như Ondo phát triển.

Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư với số vốn khiêm tốn hơn tiếp cận với sản phẩm đầu tư của BlackRock. 

vốn tối thiểu đầu tư ousg
Điều kiện vốn tối thiểu đầu tư vào OUSG. Nguồn: Ondo

Ví dụ với sản phẩm OUSG, bản chất là đầu tư vào quỹ BUIDL. Tuy nhiên thay vì cần hàng triệu USD vốn ban đầu, kèm theo nhiều điều kiện khác nhau về tổng tài sản hay thu nhập, giờ đây, người đầu tư vào Ondo chỉ cần số vốn khoảng 100 nghìn USD.

Như vậy, cả 2 đối tượng là dự án và nhà đầu tư đều được hưởng lợi từ sự ra đời của BUIDL. 

Trong tương lai, nếu các tầm nhìn kể trên của Carlos Domingo được hiện thực hóa, thị trường DeFi sẽ còn đón nhận thêm rất nhiều các sản phẩm tài chính khác liên quan tới RWA.

Đọc thêm: Thị trường cần làm gì để duy trì sóng tăng?

RELEVANT SERIES