Coin DeFi là gì? 10 dự án DeFi Coin nên quan tâm năm 2021
Khái niệm DeFi gần đây đã không còn xa lạ gì với các trader nữa. Có thể nói trong mấy năm gần đây DeFi đã phát triển rất mạnh mẽ. Trong năm 2021 này có những dự án DeFi nào bạn nên quan tâm? Nên đầu tư vào những coin DeFi nào? Xem ngay trong bài viết nhé!
Coin DeFi là gì?
Coin DeFi là những đồng coin kỹ thuật số trên thị trường tài chính phi tập trung DeFi. DeFi (Decentralized Finance) là tài chính phi tập trung hay tài chính mở. Là các ứng dụng tài chính tận dụng sức mạnh của Blockchain để xây dựng một nền tài chính mở.
DeFi hoàn toàn phi tập trung và minh bạch giúp người dùng có thể truy cập, sử dụng ở bất kỳ nơi đâu mà không bị chi phối bởi các cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực.
Tìm hiểu thêm Tiềm năng & cơ hội đầu tư của hệ sinh thái bậc nhất DeFi.
Tiêu chí lựa chọn đồng Coin DeFi tiềm năng
Để đánh giá một dự án có tiềm năng hay không chúng ta nên đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau:
- Blockchain là những bản mới, có khả năng mở rộng và lưu trữ tốt hơn;
- Trải nghiệm người dùng tốt, xây dựng các ứng dụng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng;
- Khả năng bảo mật cao hơn các coin trong cùng mảng;
- Hiện nay vẫn còn tiềm năng đầu tư.
Dưới đây là danh sách 10 dự án DeFi tiềm năng mà bạn nên quan tâm năm 2021.
10 đồng DeFi Coin nên quan tâm trong 2021
Uniswap (UNI)
Uniswap là một trong những AMM hàng đầu của thị trường và liên tục cập nhật cũng như có thị phần vững chắc, UNI thậm chí còn đang ấp ủ dự định xâm chiếm mảng Oracles ma vốn dĩ ChainLink chiếm đa số thị phần.
Khối lượng giao dịch, người dùng trên Ethereum, độ tin cậy và tệp khách hàng mà UNI đang nắm giữ là con số mà có lẽ sẽ khiến dự án còn nhiều cơ hội bùng nổ hơn trong năm nay.
Sushiswap (SUSHI)
Đi theo hướng multi-chain để khác biệt, SushiSwap là sản phẩm đầu tiên và cũng là sản phẩm cốt lõi của dự án Sushi. Đây là phiên bản fork của Uniswap V2, vậy nên mô hình hoạt động của SushiSwap cũng khá tương tự.
Nhưng không phải là một bản fork ngồi yên, SUSHI tạo ra thị trường riêng bằng hướng đi hoàn toàn khác là Multi-chain với nhiều sản phẩm đã và bắt đầu hoạt động: MISO, SAKE,...
Thậm chí giá token SUSHI còn có vẻ là token bị undervalued duy nhất hiện nay khi họ phát triển quá nhiều và hứa hẹn sẽ có nhiều tiềm năng hơn trong năm nay.
Curve Finance (CRV)
Curve Finance là giao thức trao đổi phi tập trung được thiết kế dành riêng cho Stablecoin hoặc Crypto Assets pegged 1:1 có giá trị tương đương nhau.
Hiện nay, TVL của Curve đã vượt Uniswap, khối lượng người dùng cũng nằm trong top 3 các dex hiện nay chứng tỏ sự bứt phá của Curve là rất lớn. Trong thời gian tới nếu duy trì được đà tăng trưởng này CRV sẽ tạo ra được nhiều cơ hội hơn cho chúng ta có thể tham gia đầu tư.
Polygon (MATIC)
Polygon là một dự án Layer 2 giúp mở rộng quy mô và cải thiện những vấn đề tồn tại trên mạng lưới Ethereum như: tốc độ giao dịch chậm, khả năng mở rộng hạn chế và phí thực hiện các tác vụ vô cùng cao.
Là một sidechain vô cùng thành công, tranh thủ thời gian Ethereum bị cộng đồng những retail rời bỏ do phí gas cắt cổ, Polygon đã nhanh chóng nổi lên, thu hút dòng tiền thậm chí chỉ chưa đầy nửa năm đã trở thành hệ sinh thái nổi trội bậc nhất hiện nay.
Compound (COMP)
Compound là giao thức cho phép người dùng cho vay và mượn tài sản mã hoá (crypto assets) mà không cần thông qua bất kỳ bên thứ ba.
Dự án đã bắt đầu năm 2021 với TVL dưới 2 tỷ USD nhưng chỉ trong vài tháng, TVL của COMP có thời điểm đã vượt 10 tỷ USD. Hiện nay Compound vẫn là top 4 dự án Lending có TVL lớn nhất trong bối cảnh thị trường đang hỗn loạn.
Aave (AAVE)
Aave là một giao thức mã nguồn mở và không lưu ký (non-custodial) cho phép người dùng kiếm lợi nhuận bằng cách gửi tiền và vay tài sản. Có thể hiểu đơn giản, Aave giống như một hệ thống các lending pools.
Bên cạnh là một nền tảng cho vay tương tự như Compound hay MakerDAO, AAVE còn tung ra sản phẩm permissioned pool” - một “private pool” dành cho các tổ chức thực hành trước khi áp dụng vào DeFi, mở rộng sang Polygon… đồng loạt đã tác động làm AAVE trở thành lending coin có TVL lớn nhất.
InsurAce (INSUR)
InsurAce vận hành giống một công ty bảo hiểm truyền thống, với 2 mảng chính là bảo hiểm và đầu tư. Trong giaiđoạn này các dựán mảng bảo hiểm có vẻ đang khá im ắng nhưng khi thị trường càng biến động như hiện tại chắc chắn nhu cầu về các dự án bảo hiểm sẽ tăng lên.
Arbitrum
Đến hiện tại, giải pháp mở rộng quy mô của Ethereum nhận được rất nhiều sự quan tâm. Arbitrum One mặc dù mới đang trong quá trình hoạt động trên Ethereum ở trạng thái beta nhưng trong bối cảnh về phí gas đắt đỏ của Ethereum có thể được giải quyết, Arbitrum cũng rất cẩn thận khi họ test sản phẩm rất kỹ thì đây có lẽ là dự án đáng được mong chờ trong 2021.
ChainLink (LINK)
ChainLink là mạng lưới Oracle phi tập trung được thành lập từ 2017, trở thành một trong những dự án được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong cả không gian tiền điện tử. Dịch vụ mà Chainlink đem lại nhằm cung cấp dữ liệu bên ngoài cho các hợp đồng thông minh (Smart contract) trên các blockchain.
Có lẽ trong mảng Oracle vẫn chưa có bất kỳ dự án nào vượt qua ChainLink trong thời gian tới, ngoài SUSHI thì chúng ta nên xem xét về giá của LINK trong thời điểm hiện tại.
Yearn.finance (YFI)
yEarn.Finance là một liquidity aggregator (Trình tổng hợp lợi nhuận), chạy trên blockchain Ethereum dành cho các nền tảng cho vay và giúp người dùng đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình tương tác smart contract.
Trước đây Yearn ko được coi là một hệ sinh thái, nó là 1 dự án với nhiều partnerships nhưng có lẽ rằng chúng ta cần xem lại khi thời gian gần đây YFI đang trở lại. Lặng lẽ phát triển sản phẩm có lẽ sẽ khiến khi các dự án bước vào giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ.
Tìm hiểu thêm: 06 Cách Kiếm Tiền Từ DeFi Không Nên Bỏ Qua.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết, mình đã giới thiệu đến các bạn về dự án DeFi và các đồng DeFi coin tiềm năng trong năm 2021. Hy vọng bạn sẽ có thể rút ra được cơ hội đầu tư cho bản thân mình.
Đừng quên theo dõi MarginATM để cập nhật mọi tin tức mới nhất cũng như những phân tích về các đồng coin/token trên thị trường Crypto hiện nay nhé!