Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Perpetual Protocol là gì? Thông tin cơ bản về PERP Token

Một trong số DEX phái sinh lớn tính theo khối lượng giao dịch là Perpetual Protocol. MarginATM sẽ giới thiệu về Perpetual và PERP coin.
Avatar
Khải Hoàn
Published Sep 25 2021
Updated Aug 15 2022
10 min read
thumbnail

Khi chính phủ Trung Quốc tăng cường đàn áp của mình lên ngành công nghiệp tiền điện tử và các sàn giao dịch tập trung đã mở ra nhiều tiềm năng phát triển cho các sàn DEX trên thị trường. Một trong số các DEX phái sinh lớn nhất tính theo khối lượng giao dịch hàng ngày chính là Perpetual Protocol. Hôm nay MarginATM sẽ giới thiệu đến bạn dự án Perpetual Protocol và PERP coin thông qua bài viết dưới đây!

Perpetual Protocol là gì?

Perpetual Protocol là một giao thức phi tập trung cung cấp giao dịch hợp đồng vĩnh cửu trên mọi tài sản. Người dùng có thể chọn mở các vị trí long hoặc short trên nhiều loại tài sản khác nhau như tiền điện tử, hàng hóa và tiền tệ fiat với đòn bẩy lên đến 10 lần. 

Perpetual Protocol có token gốc là token PERP làm token quản trị và staking. Cụ thể hơn, token PERP được sử dụng để đảm bảo thị trường của nó và ảnh hưởng đến hướng tương lai của dự án.

Perpetual Protocol là một dự án tài chính phi tập trung

Perpetual Protocol là một dự án tài chính phi tập trung (DeFi) cho phép thực hiện dịch vụ này thông qua mã được viết mà không cần các trung gian tài chính. Hơn nữa, Perpetual Protocol chỉ đơn giản là một tập hợp các chương trình (hợp đồng thông minh) chạy trên blockchain Ethereum được tạo ra để giao tiếp và sao chép các dịch vụ được cung cấp trong thị trường phái sinh. Điều này có nghĩa là người dùng Perpetual Protocol không cần phải tin tưởng vào một tổ chức hoặc nhóm người cụ thể để thực hiện giao dịch, họ chỉ cần tin tưởng mã sẽ thực thi như được viết.

Tìm hiểu thêm Cách sử dụng sàn giao dịch phái sinh Perpetual từ A-Z.

Đặc điểm nổi bật của Perpetual Protocol

Perpetual Protocol được lấy cảm hứng từ sàn giao dịch phi tập trung phổ biến Uniswap và nền tảng tài sản tổng hợp Synthetix. Tuy nhiên, Perpetual Protocol không dành cho giao dịch spot mà nó được thiết kế để trade đòn bẩy. Perpetual Protocol có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Đáng tin cậy: Người dùng được truy cập vào thị trường mà không cần một bên trung gian.
  • Không lưu ký: Người dùng sẽ được quyền tự kiểm soát và quản lý tài sản của mình và không cần ký gửi cho bên nào cả.
  • Minh bạch: Mọi thứ sẽ được vận hành thông qua Smart Contract trên Ethereum và quản lý bởi DAO trong tương lai.
  • Tự do truy cập: Dù là ai, ở bất kỳ đâu hay thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng nền tảng của Perpetual Protocol mà không bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.

Để đạt được điều này, Perpetual Protocol sử dụng một quy trình bao gồm một Trình tạo lập thị trường tự động ảo (vAMM) và quỹ bảo hiểm. Các cấu trúc này được thiết kế để giải quyết các giao dịch và cho phép bất kỳ ai tiếp cận với các công cụ tài chính phức tạp như hợp đồng vĩnh viễn.

Hợp đồng vĩnh cửu là một phái sinh tương tự như hợp đồng tương lai nhưng không có thời hạn sử dụng. Trong thị trường thông thường, hợp đồng tương lai cho phép mọi người dự đoán về giá của tài sản cho đến một ngày cụ thể khi kết thúc hợp đồng, hợp đồng vĩnh cửu thì lại không có ngày kết thúc xác định.

Giao thức Perpetual hoạt động như thế nào?

Giao thức Perpetual được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua và bán các hợp đồng vĩnh viễn. Nó thực hiện điều này bằng cách tạo một phiên bản mới của Trình tạo thị trường tự động (AMM), một kỹ thuật sử dụng hàm toán học để xác định giá của tài sản và tạo điều kiện thuận lợi cho việc swap hai hoặc nhiều tài sản.

 Trình tạo thị trường tự động ảo (vAMM)

Trong các thiết lập AMM phổ biến nhất, người dùng gửi tài sản tiền điện tử vào các nhóm thanh khoản đại diện cho các cặp giao dịch nhất định. Sau đó, người dùng giao dịch với các tài sản trong nhóm sẽ trả một khoản phí được phân bổ cho tất cả các nhà cung cấp thanh khoản theo tỷ lệ, dựa trên đóng góp của họ cho nhóm. Các nhà cung cấp giao thức DeFi và các nhà giao dịch tham gia đều xác định giá cho từng cặp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tài sản thực tế.

Giao thức Perpetual xây dựng trên trình tạo thị trường tự động ảo (vAMM)

Ngược lại, vAMM của Perpetual Protocol chỉ được thiết kế để xác định giá chứ không phải để trao đổi giao ngay. Mặc dù nó sử dụng cùng một hàm toán học như các dự án DeFi khác, nhưng không có tài sản tiền điện tử thực nào được lưu trữ trong vAMM. Đây là lý do tại sao nó được gọi là Trình tạo thị trường tự động “ảo”.

Quỹ bảo hiểm

Trong trường hợp có những tổn thất không mong muốn do tổn thất trong quá trình thanh lý hoặc do các nhà giao dịch không có khả năng tài trợ cho các khoản thanh toán vị thế, quỹ bảo hiểm là biện pháp bảo về nhà đầu tư. Quỹ này tích lũy thông qua việc sử dụng giao thức vì đây là nơi nắm giữ 50% phí giao dịch. Trong trường hợp Quỹ bảo hiểm cạn kiệt, một hợp đồng thông minh sẽ được kích hoạt để tạo ra PERP mới và sau đó bán chúng để thế chấp trong Vault để bảo vệ khả năng thanh toán của hệ thống.

PERP là gì?

PERP chủ yếu là utility token được thiết kế để tạo điều kiện và khuyến khích việc quản lý phi tập trung của giao thức. Do đó, chủ sở hữu PERP sẽ có quyền biểu quyết tỷ lệ với số lượng nắm giữ của họ. Một số cách sử dụng như là:

  • Quản trị: Sau khi chủ sở hữu PERP stake, họ có thể sử dụng PERP đã stake của mình để bỏ phiếu hoặc đề xuất các ý tưởng mới có thể được sử dụng để cải thiện Giao thức Perpetual. Trước khi nền tảng bỏ phiếu quản trị trên chuỗi được đưa vào sử dụng thì những người đóng góp xây dựng cốt lõi giao thức sẽ đưa ra các quyết định quan trọng.
  • Staking: Người nắm giữ PERP có thể khóa hoặc stake PERP của họ trong một khoảng thời gian cố định. Đổi lại, người chơi sẽ nhận được phần thưởng. Tìm hiểu thêm tại đây.
  • Trao đổi backstop: Trong trường hợp nghiêm trọng, quỹ bảo hiểm có thể bị cạn kiệt. thì token PERP có thể được bán trên thị trường để bù đắp cho bất kỳ khoản thiếu hụt nào.

Thông tin cơ bản về PERP Coin

  • Token name: Perpetual Protocol Token
  • Ticker: PERP
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC-20
  • Token type: Utility
  • Địa chỉ Contract: 0xbc396689893d065f41bc2c6ecbee5e0085233447
  • Total Supply: 150,000,000 PERP

Phân bổ token 

  • Balancer Liquidity Bootstrapping Pool (LBP): 5%
  • Seed investors: 4.2%
  • Strategic investors: 15%
  • Team & advisors: 21%
  • Ecosystem & rewards: 54.8%
Phân bổ token PERP

Sàn giao dịch PERP, mua PERP ở đâu?

PERP là token chuẩn ERC-20 nên bạn có thể giao dịch trên sàn phi tập trung Uniswap hoặc sử dụng Coin98 Exchange hay Coin98 Wallet để truy cập vào tính năng hoán đổi qua Uniswap trên các ứng dụng này.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào exchange.coin98.com và kết nối ví thông qua Coin98 Extension.
  • Bước 2: Tại màn hình chính của Coin98 Exchange, chọn Uniswap.
  • Bước 3: Tìm kiếm PERP hoặc dán contract của PERP vào ô tìm kiếm nếu tìm không ra tên token.
  • Bước 4: Điền số lượng token bạn muốn swap.
  • Bước 5: Điều chỉnh gas Gwei và trượt giá (slippage) theo nhu cầu.
Mua PERP coin trên Coin98 Exchange

Tham khảo thêm: Hướng dẫn sử dụng Coin98 Exchange.

Các ví lưu trữ PERP

PERP có thể được lưu trữ ở rất nhiều ví khác nhau như là: Coin98 Wallet, Metamask, Dove, Myetherwallet, Mycrypto,… Trên MarginATM đã có các bài hướng dẫn chi tiết cách sử dụng và lưu trữ các đồng coin trên các ví này, bạn có thể tìm đọc và thực hiện theo nhé!

Mình khuyến khích sử dụng ví Coin98 Wallet, vì đây là sản phẩm được phát triển bởi Coin98 Finance ở Việt Nam với giao diện ưa nhìn và các tính năng vượt trội như độ bảo mật rất cao, Multisend cho nhiều ví khác nhau cùng lúc, Swap trực tiếp trên các AMM DEX,… 

Sau đây, MarginATM sẽ hướng dẫn bạn cách lưu trữ PERP Coin trên ví Coin98 Wallet. Bạn cần thực hiện theo các bước đơn giản sau:

Bước 1: Truy cập ứng dụng Coin98 Wallet => “Nhận” ở giao diện chính.

Bước 2: Tìm kiếm và chọn token PERP.

Bước 3: Sao chép địa chỉ ví PERP và gửi token vào địa chỉ này.

Lưu trữ  token PERP trên Coin98 Wallet

Team & Investor

Team

Không có nhiều thông tin về đội ngũ đứng sau dự án, chỉ biết rằng giao thức Perpetual Bắt nguồn từ Đài Loan, được dẫn dắt bởi những người sáng lập Yenwen Feng và Shao-Kang. Dự án đã được bắt đầu vào năm 2018 với tên cũ là “Strike” và sau đó ra mắt mạng chính vào tháng 12 năm 2020 với tên mới Perpetual.

Investor

Dự án Perpetual Protocol được đầu tư bởi một số quỹ lớn nổi tiếng như là Alameda Research, Binance Labs, Three Arrow Captial,…

Một số nhà đầu tư đứng sau dự án Perpetual Protocol

Roadmap

[Update…]

Tìm hiểu thêm về PERP qua: Website, Telegram, Twitter, MediumDiscord.

Ngoài PERP, bạn có thể tìm hiểu thêm về Dự án Tranchess & CHESS Token.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về dự án Perpetual Protocol và PERP coin. Trong thời gian gần đây, Perpetual Protocol đang cố gắng phát triển để xây dựng được một thị trường tài chính mở và tất cả mọi người đều có thể truy cập được.

RELEVANT SERIES