Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Multichain là gì? Cơ hội và tiềm năng đầu tư trong năm 2022

Multi-chain là gì? Tại sao chúng ta cần công nghệ Multi-chain? Multichain có ưu điểm hạn chế nào? Có nên đầu tư vào các dự án Multichain? Tìm hiểu tại đây!
Sammie
Published Feb 01 2022
Updated Nov 15 2022
15 min read
thumbnail

Trong không gian tiền điện tử, các blockchain hoạt động khá riêng rẽ và độc lập bởi sự khác biệt về mặt kỹ thuật của chúng. Cũng giống như bạn không thể mua sản phẩm từ eBay bằng cách đăng nhập vào tài khoản Amazon của mình, bạn không thể sử dụng tài sản của chuỗi này trên chuỗi khác.

Tuy nhiên, vấn đề này hiện đang được giải quyết với sự xuất hiện của các dự án Multi-chain.

Vậy Multi-chain là gì? Tại sao chúng ta cần công nghệ Multi-chain? Ưu nhược điểm của nó như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên đồng thời phân tích xu hướng, tác động và tiềm năng đầu tư vào giải pháp mới đang rất được ưa chuộng này.

Multichain là gì?

Về cơ bản, Multichain có nghĩa là “đa chuỗi” hay “đa nền tảng”, là một tập hợp các blockchain riêng lẻ và hoạt động độc lập với nhau.

Nếu một dự án được triển khai đa chuỗi, điều đó có nghĩa là dự án phải được triển khai trên ít nhất hai chuỗi khác nhau. Cụ thể, bên cạnh chuỗi gốc (chẳng hạn như ETH), một dự án có thể được triển khai trên các chuỗi khác như BSC hoặc Polkadot.

Hãy lấy ví dụ về Tether (USDT). Đây là đồng stablecoin có thị phần lớn nhất và có sức ảnh hưởng nhất thị trường tiền điện tử hiện nay. Điều này có được là nhờ sự phổ biến của nó trên tất cả các blockchain lớn nhỏ. Ban đầu, USDT được triển khai trên Omni Chain của Bitcoin, sau đó mở rộng ra các mạng lưới khác như Ethereum, Binance Smart Chain, Tron, EOS, Algorand, Solana,...

Multi-chain là một tập hợp các blockchain riêng lẻ và hoạt động độc lập với nhau. 

Giống như blockchain, Multichain là một sổ cái bất biến. Nhưng không giống như blockchain - được tạo thành từ các khối dữ liệu từ một giao thức duy nhất, Multi-chain chứa dữ liệu từ nhiều giao thức blockchain khác nhau. 

Phân biệt Multi-chain và Cross-chain

Cross-chain (chuỗi chéo) là các giải pháp hay công cụ cho phép người dùng kết nối và chuyển tài sản giữa các nền tảng blockchain khác nhau nhằm tối ưu hóa khả năng tổng hợp giữa các chuỗi.

Nếu như Multi-chain chỉ đơn giản là một tập hợp của nhiều blockchain khác nhau thì Cross-chain chính là cầu nối giữa các blockchain đó.

Để dễ hình dung về sự khác biệt giữa Multi-chain và Cross-chain, bạn hãy tưởng tượng như sau: 

  • Multi-chain tương tự như mô hình công ty đa quốc gia với nhiều trụ sở đặt tại nhiều đất nước khác nhau.
  • Cross-chain là công ty vận tải, có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác.

Tìm hiểu thêm Công nghệ Cross-chain: Giải pháp nâng DeFi lên tầm cao mới.

Tại sao chúng ta cần công nghệ Multichain?

Ngày nay, hầu như tất cả các dự án DeFi đều được xây dựng trên Ethereum, làm cho nó trở thành blockchain mặc định tiêu chuẩn cho nhiều giao thức và ứng dụng phi tập trung (DApps). Tuy nhiên, khả năng mở rộng trên Ethereum vẫn là một thách thức không hề nhỏ.

Những khó khăn bao gồm phí gas tốn kém, tốc độ xử lý giao dịch chậm, quy trình phức tạp,... đã gây trở ngại cho các nhà phát triển khi tạo DApps mới và các sản phẩm đi kèm. Từ đó khiến việc áp dụng công nghệ Blockchain rộng rãi trở nên khó khăn hơn.

Do đó, sự xuất hiện của các blockchain mới như Binance Smart Chain, Solana, Cosmos,… đang nhanh chóng bắt kịp và giải quyết một số vấn đề của Ethereum. Trái với những ý kiến tiêu cực rằng những giải pháp này được phát triển để trở thành “Ethereum killer”, chúng nhắm tới việc cung cấp một cách tiếp cận đa hướng để tạo ra một Multi-chain Network nhiều hơn. 

Với Multi-chain, thay vì cạnh tranh, các chuỗi sẽ có đủ điều kiện và khả năng để kết nối với nhau nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng tổng thể. Cùng với Cross-chain, các giải pháp này cho phép các blockchain độc lập giao tiếp với nhau mà không cần sự trợ giúp của bên trung gian, tương tự như cách thức hoạt động của Internet ngày nay.

Hiện, công nghệ blockchain vẫn đang được thử nghiệm và phát triển, ứng dụng vào đời sống thực còn khá hạn chế. Việc sử dụng các giải pháp Multi-chain sẽ mở ra tương lai cho ngành công nghiệp này, đến mức người dùng thậm chí có thể không biết họ đang hoạt động trên chuỗi nào. Thay đổi này sẽ là rất cần thiết trong việc cho phép blockchain trở thành một ngành công nghiệp tăng trưởng cao.

Ưu điểm và hạn chế của Multi-chain

Ưu điểm

  • Ưu điểm chính của Multi-chain là biến những blockchain riêng lẻ phức tạp, phân mảnh hiện nay thành một tập hợp các chuỗi có khả năng hoạt động liền mạch, không bị gián đoạn. Quá trình sẽ trở nên liền mạch đến mức người dùng cuối thậm chí có thể không biết họ đang hoạt động trên chuỗi nào.
  • Giải quyết được bài toán mở rộng bằng cách tiếp cận lượng người dùng mới ở các hệ sinh thái khác nhau.
  • Khắc phục được khuyết điểm của chuỗi chính như tắc nghẽn, thông lượng thấp,... và tận dụng ưu điểm của các chuỗi khác như phí giao dịch rẻ, tốc độ nhanh,...
  • Tăng độ phổ biến của dự án trên nhiều hệ sinh thái khác.
  • Giảm thiểu rủi ro cho bản thân dự án. Khi 1 dự án triển khai trên nhiều blockchain khác nhau, nếu có một chain nào đó gặp vấn đề thì dự án cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
  • Người dùng ở các hệ sinh thái có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trên mạng lưới. Họ không bị bó buộc với các ứng dụng trên 1 blockchain duy nhất nữa. Đặc biệt là với những blockchain nhỏ có nhiều lĩnh vực chưa được triển khai.

Hạn chế

  • Về cơ bản, việc triển khai Multi-chain vốn không phải là dễ dàng. Các dự án sẽ phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và điều chỉnh khi muốn triển khai trên 1 hệ sinh thái mới bởi mỗi hệ sinh thái sẽ có những đặc trưng khác nhau (ví dụ như ngôn ngữ lập trình, bộ công cụ hỗ trợ,...). Bên cạnh đó là các vấn đề về quản lý, duy trì hoạt động để các hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, đồng đều.
  • Vấn đề bảo mật của Multi-chain cũng vẫn còn nhiều tranh cãi. Có thể nói Multi-chain hiện chưa đủ bảo mật, chưa đủ an toàn, chưa đủ nhanh,… để đáp ứng được nhu cầu phi tập trung của toàn ngành bởi nó vẫn còn là một lĩnh vực mới, cần nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển.

Một số dự án Multi-chain nổi bật

Coin98

Coin98 là một trong những dự án nổi bật hiện đang làm tốt cả 2 mảng Multi-chain và Cross-chain. Bắt đầu là một nền tảng DeFi all-in-one, Coin98 nhắm tới mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái Multi-chain cho phép người dùng thông qua các sản phẩm khác nhau của Coin98 để kết nối và sử dụng các dịch vụ DeFi, GameFi, Metaverse,…

Các sản phẩm chính của Coin98 bao gồm:

  • Coin98 Wallet: Cho phép người dùng lưu trữ, gửi, nhận, quản lý tài sản tiền điện tử và kết nối với nhiều DApps trên nhiều blockchain khác nhau như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Polygon, Avalanche, Terra,...
  • Coin98 Exchange: Một công cụ tổng hợp thanh khoản đa dạng cho phép người dùng swap, Staking, Lending,... với tỷ giá tốt nhất và mức slipage thấp nhất.
  • Space Gate: Cross-chain Bridge cho phép hoán đổi và chuyển các giá trị qua nhiều mạng.
  • Coin98 Staking: Cho phép người dùng stake nhiều tài sản crypto khác nhau trên một giao diện duy nhất.
Coin98 - Nền tảng DeFi all-in-one

Polkadot

Polkadot là một giao thức mạng và nền tảng Layer-0 cho phép kết nối và chuyển giao dữ liệu - không phải chỉ token - qua các blockchain khác nhau. Mục tiêu của Polkadot là kết nối những blockchain riêng biệt thành một mạng thống nhất, có thể mở rộng. 

Cấu trúc của Polkadot bao gồm:

  • Relay Chain (Chuỗi chính): Trái tim của Polkadot, chịu trách nhiệm về tính bảo mật, sự đồng thuận và khả năng tương tác chuỗi chéo của mạng.
  • Parachains: Các blockchain riêng biệt có thể có token riêng và tối ưu hóa chức năng của chúng cho các trường hợp sử dụng cụ thể.
  • Parathreads: Tương tự như parachains nhưng với mô hình pay-as-you-go. Điều này giúp tiết kiệm hơn cho các blockchain nhờ không cần kết nối liên tục với mạng.
  • Bridge: Cho phép tất cả các Parachains và Parathreads kết nối và giao tiếp với các mạng bên ngoài như Ethereum và Bitcoin.

Cấu trúc này biến Polkadot trở thành một môi trường ứng dụng Multi-chain thực sự, blockchain của các blockchain.

Multichain 

Multichain (trước đây là AnySwap) là một dự án định tuyến đa chuỗi hỗ trợ nhiều hệ sinh thái khác nhau, cho phép người dùng chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau và khai thác thanh khoản.

Hiện Multichain hỗ trợ 28 chuỗi và đóng vai trò là cầu nối cho khoảng 1,295 loại tài sản giữa các blockchain được hỗ trợ, bao gồm Ethereum, BSC, Avalanche, Moonriver,… Nền tảng đang sở hữu hơn 300,000 người dùng với TVL lên tới $6,71 tỷ.

Để cải thiện khả năng bảo mật, Mutichain sử dụng mô hình tính toán đa bên, chữ kí ngưỡng (Multi-party Computation,Threshold Signature Scheme) và không giám sát (MPC/TSS + Non-Custodial). Bên cạnh đó, dự án cũng thiết lập quỹ bảo mật Security Funds để đề phòng những sự cố bất ngờ có thể xảy ra.

Sở hữu phí giao dịch thấp, thời gian chuyển tài sản thông qua cầu nối nhanh và mức độ bảo mật cao, Multichain hứa hẹn sẽ trở thành công cụ định tuyến ưu việt nhất dành cho Web 3.0, tích hợp thêm cầu nối NFT và phát triển thêm nhiều giải pháp cross-chain mới trong tương lai.

SushiSwap

SushiSwap là một nền tảng giao dịch tiền điện tử phi tập trung được xây dựng ban đầu trên Ethereum. Đồng thời, nó cũng là một trong những dự án Multi-chain trong mảng AMM Dex nổi bật nhất hiện nay khi hỗ trợ tới 14 chain khác nhau.

Vậy tại sao SushiSwap lại lựa chọn hướng phát triển Multi-chain cho nền tảng của mình? Hiện mảng AMM Dex trên Ethereum đang bị bão hòa với sự cạnh tranh rất lớn đến từ Uniswap và 0x Protocol. Chính vì thế, để mở rộng tiềm năng và thu hút lượng người dùng mới đến với nền tảng của mình, SushiSwap buộc phải triển khai ở những chuỗi khác - những nơi chưa có nhiều dự án AMM Dex nổi bật.

TVL của SuShiSwap trên các hệ sinh thái

Xu hướng của Multi-chain trong thời gian tới

Triển vọng về một tương lai của Multi-chain Network đã dẫn tới việc các nhà đầu tư đổ tiền vào những dự án được thiết kế để hỗ trợ nhiều blockchain khác nhau.

Theo dữ liệu từ The Block Research, 33% các dự án gọi vốn thành công trong năm 2021 đều định hướng hỗ trợ đa chuỗi. Phần lớn các dự án này tương thích với EVM, nghĩa là chúng sẽ hỗ trợ Ethereum, các nền tảng Ethereum Layer-2 và các Layer-1 tương thích khác như BSC, Avalanche hay Fantom,...

Nhiều dự án DeFi nổi tiếng cũng đang dần phát triển và mở rộng ra các hệ sinh thái khác như:

  • Uniswap: Vừa qua, Uniswap với Uniswap V3 đã triển khai trên Polygon, đánh dấu sự phát triển trên các nền tảng Ethereum Layer-2.
  • Aave: Được triển khai trên Ethereum, Aave hiện đã bắt đầu phát triển trên Polygon và có kế hoạch mở rộng sang Solana. Ngoài ra, kế hoạch mở rộng này cũng bao gồm việc triển khai qua giải pháp EVM tương thích của Neon Labs, Avalanche và các giải pháp Optimistic Rollup như Arbitrum, Optimism.
  • ApeSwap: ApeSwap ban đầu được xây dựng trên nền tảng BSC, sau đó tiếp tục mở rộng sang hệ sinh thái Polygon vào tháng 7/2021 vừa qua.
  • 1inch: Tương tự Aave, 1inch ban đầu được triển khai trên Ethereum, sau đó tiếp tục mở rộng sang BSC và Polygon trong năm 2021.

Như vậy, theo xu hướng phát triển của thị trường hiện tại, sẽ ngày càng có nhiều dự án tiềm năng bắt đầu triển khai Multi-chain bằng việc phát triển và phổ biến sản phẩm của mình trên những nền tảng mới. Nếu thành công, dự án sẽ có tính ứng dụng cao hơn, thu hút được một lượng người dùng mới và đồng thời tạo ra dòng tiền mới cho dự án.

Tiềm năng đầu tư vào Multichain

  • Để tìm kiếm cơ hội đầu tư trong Multi-chain, bạn hãy lưu ý đến các dự án thuộc các lĩnh vực trọng yếu như AMM DEX, Lending & Borrowing hiện chưa triển khai Multi-chain. Đây có thể là những cơ hội đầu tư tốt vì với sự phát triển hiện tại của Multi-chain, nhiều khả năng những dự án này cũng sẽ triển khai đa chuỗi trong tương lai.
  • Bên cạnh đó, hãy thường xuyên theo dõi các kênh truyền thông, mạng xã hội của các blockchain đang phát triển như Binance Smart Chain, Solana hay Polkadot. Trước khi triển khai trên các chuỗi mới, dự án thường sẽ phát triển một công cụ Cross-chain để giúp người dùng chuyển tài sản tới các chuỗi đó hoặc tổ chức các buổi AMA với đội ngũ phát triển để thông báo về việc hợp tác trong tương lai.
  • Liệt kê và theo dõi các dự án DeFi trong nhiều hệ sinh thái khác nhau, người dùng sẽ thấy một số hệ sinh thái mới nổi thiếu sự đầu tư trong một số lĩnh vực như Lending hay AMM DEX. Các dự án trưởng thành trong hệ sinh thái ban đầu có xu hướng được triển khai và thu hút người dùng trên các chuỗi khác.

Xem thêm: Làn sóng mới trong thị trường crypto - DeFi 2.0

Kết luận

Công nghệ Blockchain đang ngày càng được quan tâm với khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bản thân nó cũng nỗ lực để cải thiện mỗi ngày nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Và với Multi-chain, một tương lai mà rào cản giữa các blockchain riêng lẻ sẽ được loại bỏ, giúp người dùng có thể thoải mái phiêu lưu trong thế giới của công nghệ.

RELEVANT SERIES