Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Top 3 “chiến lược vàng” để đầu tư NFT hiệu quả nhất mà bạn chưa biết

Đầu tư NFT có thể mang lại khoản lợi nhuận hấp dẫn, nhưng làm sao để kiếm được là điều không hề dễ. Đừng bỏ lỡ 3 chiến lược đầu tư NFT hiệu quả nhất tại đây.
quynhnguyen
Published Apr 06 2022
Updated Aug 08 2022
22 min read
thumbnail

Là một người mới tham gia vào thị trường crypto, bạn đã bao giờ nghe đến NFT hay chưa? Mặc dù đã có nhiều triệu phú bước ra từ crypto nhờ vào đầu tư NFT, nhưng chắc hẳn có không ít bạn vẫn thắc mắc rằng điều đó có thật hay không? Điều gì có thể giúp họ kiếm tiền giỏi đến vậy chỉ bằng những tài sản mà những người ngoài kia vẫn thường gọi là “tiền ảo”?

Xin chào các bạn, mình là Lia đây! Ở bài viết trước mình đã chia sẻ top những cách kiếm tiền phổ biến nhất với NFT và lần này Lia tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những “chiến lược vàng” giúp bạn có thể đầu tư NFT hiệu quả nhất và tự đánh giá được một dự án tiềm năng nhé!

Hãy đoán xem đó là những chiến lược nào? Cùng mình bắt đầu tìm hiểu nhé!

Đầu tư NFT là gì?

NFT có lẽ đã trở thành một tài sản quá đỗi quen thuộc đối với những ai từng bước chân vào ngành công nghiệp tiền điện tử. NFT (Non Fungible Token) hay còn được gọi là token không thể bị thay thế, là phiên bản mã hóa trên mạng lưới blockchain của một tài sản nhất định ngoài đời thực. 

Không thể phủ nhận rằng, NFT có tính ứng dụng vô cùng rộng rãi khi được tích hợp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như âm nhạc, thời trang, nghệ thuật hay game... Hơn nữa, tài sản này còn được xem là bằng chứng cho quyền sở hữu và xác thực trong lĩnh vực crypto

đầu tư nft là gì
Đầu tư NFT chính là việc bạn phân bổ vốn đầu tư của mình vào tài sản này.

Vậy việc đầu tư vào NFT thực chất là như thế nào? Nói một cách dễ hiểu thì đầu tư NFT cũng tương tự như việc bạn đầu tư vào các coin/token khác trong không gian tiền điện tử. Tức là nhà đầu tư sẽ phân bổ vốn của mình vào tài sản này hay nói cách khác là thêm NFT vào danh mục đầu tư của họ. 

Bạn có thể rót vốn vào NFT bằng nhiều hình thức khác nhau như mua và flip NFT, giao dịch NFT dưới hình thức vật phẩm trong game, dùng tiền đi offer NFT trên các NFT Marketplace… Dù bằng cách thức nào, chỉ cần kiếm về được khoản lợi nhuận nhất định thì đó là bạn đang đầu tư NFT hiệu quả nhé!

Nhà đầu tư cần biết gì trước khi rót tiền vào NFT? 

Cũng giống như đối với bất kỳ tài sản nào khác, khi tiến hành đầu tư vào NFT theo mình nghĩ việc đầu tiên là chúng ta phải hiểu rõ về chúng, bản chất vận hành, cách thức hoạt động, đội ngũ xây dựng dự án, triển vọng trong tương lai,… Có rất nhiều điều để các nhà đầu tư cần xem xét trước lúc rót vốn vào một tài sản nhất định. 

Bạn không thể chỉ nhìn những triệu phú bước ra từ “mảnh đất màu mỡ” này mà trở nên tham lam, muốn nhanh giàu mà FOMO theo cộng đồng một cách mù quáng dẫn đến những rủi ro trong quá trình đầu tư. Trong bài viết này, Lia sẽ gợi ý cho bạn đọc những tiêu chí cần xem xét kỹ trước khi bắt đầu đầu tư một NFT nào đó. 

Tất cả những kiến thức mình chia sẻ đều được đúc rút từ quá trình đầu tư của chính bản thân và học hỏi tích lũy được kể từ khi bắt đầu tham gia crypto. Hi vọng chúng sẽ giúp ích được cho các bạn newbie để có thể gặt hái được nhiều thành quả nhất trong quá trình đầu tư nhé!

Giá sàn (Floor price)

Yếu tố đầu tiên mình muốn đề cập đến đó là giá sàn. Giá sàn hay còn gọi Floor price chính là mức giá tối thiểu khi một NFT được list bán trên nền tảng NFT Marketplace nào đó. Điều này cũng có nghĩa là các NFT còn lại trong bộ sưu tập có thể sẽ được bán với mức giá cao hơn. 

Hơn nữa giá sàn là thước đo quan trọng để đánh giá về nhu cầu đón nhận của cộng đồng đối với tài sản NFT đó. Trên thực tế, NFT vẫn chịu tác động của quy luật cung-cầu, khi nhu cầu tăng cao thì giá sàn từ đó cũng sẽ tăng lên cao. 

giá sàn nft trên binance
Giá sàn là mức giá tối thiểu của NFT khi được list trên một nền tảng NFT Marketplace. (Nguồn: Binance)

Chính vì vậy mà đầu tư NFT với mức giá sàn là một điểm vào dễ tiếp cận và khá lý tưởng cho những người mới khi chưa có nhiều vốn. Bạn có thể bắt đầu mua NFT có giá thấp nhất trong một bộ sưu tập với kỳ vọng rằng tài sản này sẽ trở nên phổ biến hơn, nhu cầu sẽ tăng lên cao. 

Đến lúc đó bạn hoàn toàn có thể bán lại NFT trên các sàn giao dịch lớn với mức giá sàn cao hơn.  

Vậy vấn đề đặt ra ở đây là gì? Theo bản thân mình nghĩ rằng, mục tiêu của chúng ta - những nhà đầu tư muốn kiếm lợi nhuận thì hãy chọn lọc các dự án NFT vừa có giá trị vừa dễ dàng tiếp cận được với cộng đồng. Bởi lẽ đã có rất nhiều dự án NFT được bán với mức giá sàn cao ngất ngưỡng nhưng không có người mua vì “cầu” không tăng. 

Giá trần (Ceiling price)

Khác với giá sàn, giá trần tức là mức giá cao nhất của một NFT trong một bộ sưu tập hoặc giá cao nhất của NFT nào đó khi được bán trên nền tảng NFT Marketplace. Do đó, việc mua vào NFT ở mức giá trần có thể được coi là một chiến lược đầu tư NFT “high risk, high return” (rủi ro cao, lợi nhuận cao). 

Nếu như bạn là một nhà đầu tư chịu chấp nhận rủi ro và có nguồn vốn lớn thì có thể xem xét mua vào NFT ở mức giá trần. Đây thường là những tài sản kỹ thuật số hiếm nhất và phổ biến nhất nên được bán với mức giá vô cùng cao. 

Tuy nhiên, nếu lượng “cầu” tăng lên, giá trần của NFT cũng có khả năng tăng vọt. Ngược lại, nếu dự án NFT không thu hút được cộng đồng và dần trở nên “bị lãng quên” sẽ dẫn đến việc giá trần lao dốc. Thực tế này có thể khiến các nhà đầu tư thua lỗ và thiệt hại một khoản tiền lớn so với số vốn bỏ ra ban đầu do tài sản không có tính thanh khoản.  

Khối lượng giao dịch (Volume) 

Các số liệu về khối lượng giao dịch sẽ phản ánh rõ nhu cầu của các nhà đầu tư đối với NFT đó. Trên thị trường, phần lớn các bộ sưu tập NFT nổi tiếng sẽ có giá trị cao, điều này đồng nghĩa với việc chúng sẽ có khối lượng giao dịch lớn. 

Ngoài ra, volume chính là một chỉ báo cho thấy mức độ phổ biến của một tài sản NFT nào đó. Để một bộ sưu tập NFT có khối lượng giao dịch lớn, đòi hỏi chúng phải có tính thanh khoản cao, tức là nhu cầu mua bán lớn. 

volume nft trên opensea
Volume là  yếu tố phản ảnh rõ nhu cầu của nhà đầu tư đối với một NFT. (Nguồn: OpenSea)

Chính vì vậy, thông qua việc quan sát vào tổng khối lượng giao dịch, bạn có thể dễ dàng xác định được lượng “cầu” của cộng đồng đối với NFT đó. Khối lượng giao dịch càng cao thì tài sản càng có tính thanh khoản. Điều này cũng góp phần giúp bạn nhanh chóng giao dịch, hay thoát vị thế khi muốn bán ra chốt lời. 

Nguồn cung (Supply)

Nguồn cung chính là tổng số lượng NFT mà một dự án hay cá nhân nào đó tạo ra và được lưu hành trên thị trường. Mỗi một NFT riêng lẻ hay bộ sưu tập đều có số lượng cung nhất định.

Theo Lia thấy rằng mỗi dự án khi tạo ra NFT của họ đều xem xét đến việc kiểm soát nguồn cung chặt chẽ để tránh tình trạng lạm phát xảy ra. Nguồn cung là một trong các yếu tố quyết định đến giá trị của NFT. Thông thường đối với các bộ sưu tập có nguồn cung lớn thì mỗi NFT trong đó sẽ có xu hướng có giá trị thấp hơn so với các NFT đơn lẻ được cá nhân nào đó tạo ra. 

Ngược lại, các bộ sưu tập NFT có nguồn cung thấp thường có giá sàn cao hơn nhờ độ khan hiếm của từng tài sản này. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng hoàn toàn 100% cho tất cả các dự án NFT, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ bạn nhé!

Doanh số (sales)

Xét đến khía cạnh doanh thu của NFT cũng là một trong số những cách để bạn có thể đánh giá tiềm năng của một dự án. Chỉ số này giúp nhà đầu tư xác định được sự quan tâm của cộng đồng đối với tài sản này trong quá khứ và cả hiện tại. Nếu một bộ sưu tập NFT có doanh số tăng cao nhanh chóng trong thời gian gần đây, đó có thể là dấu hiệu cho thấy lượng “cầu” của tài sản này ngày càng tăng lên

doanh thu nft trên dappradar
Doanh thu của một số dự án NFT trên dappradar. 

Là một nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này, Lia nghĩ rằng bạn cũng nên quan sát kỹ về sự thay đổi trong khối lượng giao dịch và mức giá sàn để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất. Việc nhiều người bán tháo để xả tài sản của họ có thể đẩy giá sàn xuống mức thấp hơn, nếu không làm chủ được tâm lý nhà đầu tư sẽ trở nên hoảng loạn.  

Độ khan hiếm (Rarity Rank)

Nói một cách dễ hiểu, độ hiếm của NFT sẽ tùy thuộc vào các tính năng cũng như đặc điểm nhất định của tài sản đó. Chính điều này góp phần tạo nên sự độc nhất và tính không thể thay thế của mỗi NFT. 

độ khan hiếm của nft
Độ hiếm của NFT tùy thuộc vào những tính năng đặc biệt của tài sản đó. (Nguồn: rarity.tools)

Điểm mấu chốt ở đây là độ hiếm có thể giúp các nhà đầu tư đánh giá được giá trị của NFT trong mỗi bộ sưu tập. Quy luật cung cầu và sự khan hiếm sẽ quyết định phần lớn đến giá trị của NFT. Do đó thường các NFT hiếm được nhiều người săn đón sẽ có tính thanh khoản cao và được bán mới mức giá lý tưởng hơn.

Hơn nữa, các NFT có xếp hạng độ hiếm cao hơn có thể đi kèm với các tiện ích bổ sung, chẳng hạn như các tính năng độc quyền trong game để giúp gamer kiếm về lợi nhuận hấp dẫn. 

Nguồn gốc (Provenance)

Theo Lia được biết, các thông tin về nguồn gốc của NFT sẽ liên quan đến người tạo ra ban đầu và lịch sử quyền sở hữu của chúng. Trước khi xem xét đầu tư một NFT nào đó, trước tiên bạn nên tìm hiểu về người tạo ra, mức độ nổi tiếng của họ trên thị trường cùng một số yếu tố khác. Việc này giúp nhà đầu tư có thể đánh giá được tiềm năng tăng trưởng của tài sản bởi người sáng tạo càng nổi tiếng thì khả năng tác phẩm của họ sẽ có giá trị cao hơn trên thị trường.

Ngoài ra, đây cũng là những thông tin quan trọng cho phép bạn xác minh những thay đổi trong thông tin quyền sở hữu thông qua blockchain. Đồng thời việc có thể truy xuất nguồn gốc của người tạo ra ban đầu sẽ góp phần giúp bạn bảo vệ được khoản đầu tư của mình. 

Hợp đồng thông minh (Smart contract)

Tính năng hợp đồng thông minh cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá một dự án NFT tiềm năng hay không bạn nhé! Tại sao lại vậy? 

Thực chất, smart contract sẽ chi phối đáng kể đến quá trình giao dịch tài sản kỹ thuật số của nhà đầu tư, trả tiền bản quyền cho nghệ sĩ hay là cho phép người dùng tương tác trong metaverse và nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra hợp đồng thông minh sẽ lưu trữ chuỗi cung ứng và lịch sử giao dịch NFT trên các nền tảng khác nhau. 

nft smart contract
NFT smart contract chi phối đáng kể đến quá trình giao dịch tài sản này. 

Về mặt duy trì chuỗi cung ứng, các điều kiện tiên quyết theo yêu cầu của hợp đồng thông minh được ràng buộc với người sáng tạo ban đầu và người mua. Trong khi người mua có quyền sở hữu, họ sẽ không nhất thiết phải sở hữu bản quyền đối với NFT. Trừ khi nó là một phần của quy định của hợp đồng, bản quyền vẫn thuộc về tác giả.

NFT đóng vai trò gì trong danh mục đầu tư của bạn?

Giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, NFT có thể là một công cụ hữu ích để đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Nếu như đối với coin/token nhà đầu tư có thể hold hoặc trade thì đối với NFT họ cũng hoàn toàn kiếm được lợi nhuận bằng nhiều hình thức khác nhau mà mình đã đề cập ở trên.

Có thể nói rằng NFT là một loại tài sản kỹ thuật số với khả năng vô tận. NFT sẽ đưa nhà đầu tư đến gần hơn với cảnh cửa của thế giới thực tế ảo Metaverse - hot trend dậy sóng trong thị trường crypto thời gian qua và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Với những tính năng mới lạ trong các trò chơi P2E, nhà đầu tư có thể mua bán trao đổi các vật phẩm và vừa giải trí vừa kiếm tiền. Việc nhiều người tiếp cận hơn với blockchain sẽ mang đến cho họ những cơ hội tiềm năng để thay đổi vị thế. 

Bản thân Lia thấy rằng việc đầu tư và phân bổ vốn vào NFT sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Nếu bạn muốn tìm đến một kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro nhưng vẫn có lợi nhuận mình nghĩ có thể chọn rót vốn vào chứng khoán hay cổ phiếu. 

Còn nếu bạn có một khoản tiền nhàn rỗi muốn bắt đầu tham gia đầu tư và chấp nhận rủi ro, thậm chí là mất trắng thì có thể xem xét vào NFT. Tất nhiên không phải lúc nào đầu tư NFT cũng sẽ thua lỗ mất tiền bạn nhé, điều mình muốn đề cập đến là tài sản này mang tính rủi ro cao hơn thôi.

nft trong danh mục đầu tư
NFT là một công cụ hữu ích giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư. 

Song, theo quan điểm cá nhân của mình thì việc nhà đầu tư xem xét, tham khảo, đánh giá và đầu tư vào một hoặc nhiều NFT nào đó nhìn chung có vẻ sẽ đơn giản và dễ dàng hơn là trade coin. Nếu đầu tư vào NFT có giá trị cao, bạn có thể may mắn kiếm được hàng nghìn, chục nghìn đô chỉ trong nháy mắt nếu có người mua chúng. 

Trong khi đó, các đồng coin cũng có khả năng tăng cả nghìn cả triệu lần nhưng chắc hẳn các nhà đầu tư sẽ phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản để đưa ra quyết định cuối cùng. Tất nhiên, dù đầu tư vào bất cứ tài sản nào, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ và hiểu về nó thì mới có thể kiếm tiền từ chúng bạn nhé!

Một ví dụ điển hình cho việc xuất hiện những triệu phú nhờ vào đầu tư NFT đó là câu chuyện của cậu sinh viên người Indonesia. Mình chắc nhiều bạn cũng đã từng nghe đến câu chuyện này rồi. 

Vào một ngày đẹp trời thì Al Ghozali bỗng dưng trở thành triệu phú chỉ bằng việc bán các bức ảnh selfie của mình trên nền tảng OpenSea. Cậu ta đã chuyển đổi 1,000 bức ảnh tự chụp trong suốt 5 năm từ độ tuổi 18 - 22 thành hình thức NFT và bán thành công với tổng khối lượng giao dịch là 317 ETH, tương đương hơn 1 triệu đô.

3 chiến lược để tạo danh mục đầu tư NFT hiệu quả

Việc xây dựng những chiến lược đầu tư thông minh cho riêng mình là điều thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư để đạt được những tiềm năng lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên, đây có lẽ mà điều không hề dễ dàng và không phải ai cũng có thể làm được để tối ưu các khoản đầu tư của mình. Nhất là trong bối cảnh trend NFT vẫn chưa ngừng hot và có sự cạnh tranh lớn giữa những người mới tham gia vào thị trường crypto. 

Sau đây, Lia sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 chiến lược để đầu tư NFT hiệu quả nhất, có thể bạn chưa từng biết đến nhé! Hi vọng những gì mình chia sẻ sẽ giúp bạn tối ưu được các khoản đầu tư của bản thân. 

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Một câu nói của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett mà mình rất tâm đắc đó là:

“Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ.” 

Đây cũng chính là bài học đầu tiên Lia muốn gửi tới bạn đọc trước khi bắt đầu đầu tư NFT hoặc bất cứ tài sản nào nhé! Điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình thay vì chỉ tập trung nguồn vốn vào một tài sản nhất định. Việc phân bổ dòng tiền đầu tư vào nhiều danh mục, trong đó có cả NFT sẽ giúp bạn giảm thiểu được rủi ro và tối ưu được lợi nhuận trong quá trình này. 

đa dạng hóa danh mục đầu tư
Nhà đầu tư nên phân bổ dòng tiền vào nhiều loại tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro. 

Không phải đầu tư NFT là sẽ luôn thành công và nắm chắc phần lợi nhuận trong tay, chính vì vậy chiến lược này sẽ góp phần giúp bạn cải thiện được danh mục đầu tư và cắt bớt những khoản lỗ nếu trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Xem thêm Cách đa dạng hóa danh mục đầu tư Crypto tối ưu.

Đừng bỏ ra số tiền nhiều hơn những gì bạn có thể mất 

Từ kinh nghiệm đầu tư của bản thân và những gì mình học hỏi, tích lũy được từ các anh chị admin của MarginATM kể từ ngày bắt đầu tham gia crypto thì Lia nghĩ rằng bạn nên chia 100% vốn của mình thành nhiều phần nhỏ khác nhau. 

Tùy thuộc vào số vốn của mỗi người là khác nhau, nhưng Lia nhận thấy bạn không nên chi đến 40-50% vốn trong danh mục cho một khoản đầu tư. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng từ 10-20% cho mỗi loại tài sản và NFT cũng không phải là ngoại lệ bạn nhé! 

Bạn có thể vừa đầu tư chứng khoán, vừa đầu tư coin/token và dành một phần vốn đầu tư NFT,... Các danh mục tài sản sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi nhà đầu tư, nhưng mình nghĩ chiến lược này sẽ góp phần giúp bạn tối ưu hóa được lợi nhuận.

Tích cực tham gia vào cộng đồng NFT

Với quan điểm của cá nhân mình thì việc tham gia vào các cộng đồng NFT sẽ giúp bạn tiếp cận và nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng liên quan đến các dự án, tiềm năng lợi nhuận, các kế hoạch phát triển của chúng. Hơn nữa, điều này cũng sẽ mang đến cho bạn một cái nhìn toàn diện với nhiều khía cạnh đối với NFT và thậm chí có thể nắm bắt được những cơ hội đầu tư tiềm năng một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc tiếp nhận những ý kiến và tham khảo những đánh giá của người khác chỉ mang tính khách quan. Điều cốt lõi là bạn vẫn nên tự mình nghiên cứu, đánh giá dự án NFT đó nếu muốn bắt đầu rót vốn vào đầu tư và tự đưa ra quyết định của bản thân. Tránh trường hợp Fomo theo cộng đồng và sụp bẫy vào những âm mưu scam để rồi tiền mất tật mang, mất cả chì lẫn chài bạn nhé! Đây có lẽ là bài học đắt giá mà mỗi nhà đầu tư nên khắc cốt ghi tâm để tránh bị lừa đảo và mất tiền oan.

Khi quyết định đầu tư vào dự án nào đó thì bạn cần xem xét và đánh giá nó qua nhiều tiêu chí. Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 Tiêu chí để đánh giá và lựa chọn dự án tiềm năng.

Tổng kết

Dù đầu tư bất cứ tài sản nào thì mỗi nhà đầu tư trước hết nên tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng những chiến lược riêng cho chính mình. Đối với NFT cũng vậy, không ai có thể đưa ra nhận định chắc chắn 100% về tương lai của một dự án nào đó hay là đối với lĩnh vực này. 

Chính vì vậy, với những kiến thức và kinh nghiệm chia sẻ ở trên, mình kỳ vọng các bạn sẽ luôn luôn tìm hiểu kỹ, tự đánh giá và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp cho bản thân. Từ đó có thể nắm bắt được nhiều cơ hội hơn nữa trong không gian NFT cũng như trên thị trường crypto để kiếm về nhiều lợi nhuận hấp dẫn. 

RELEVANT SERIES