Splinterlands là gì? Review Splinterlands - Top 1 GameFi Blockchain
Splinterlands là gì?
Splinterlands là dự án blockchain game trên Hive Blockchain với gameplay thẻ bài mà ở đó người chơi sẽ tập hợp một team gồm các thẻ bài đại diện cho các sinh vật để chiến đấu với các người chơi khác.
Không giống như những gameplay thẻ bài khác như God Unchained, Splinterlands có gameplay khá đơn giản. Việc người chơi cần làm duy nhất chính là việc chọn và sắp xếp đội hình ban đầu rồi sau đó trận đấu sẽ tự động diễn ra mà không cần người chơi phải tác động gì thêm.
Splinterlands đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một blockchain game có số lượng người chơi đông nhất trong 8 tháng liên tiếp (theo Dappradar).
Yếu tố giúp Splinterlands đạt top 1
Game và Fi
Có thể nói Game và Fi là vấn đề mà nhiều dự án Play to Earn phải đối mặt. Thông thường các dự án game đều hot ở giai đoạn đầu và lụi tàn dần khi dự án ra mắt phiên bản P2E chính thức. Lý do chính ở đây là vì dự án không đáp ứng được hai yếu tố Gaming và Finance.
Với Gameplay không có được ưu điểm gì khi so với các game truyền thống, thì tính năng P2E sẽ rất khó mà một mình duy trì được một dự án Game. Từ đó, người chơi có thể dễ dàng tìm đến các dự án khác với yield cao hơn. Bằng chứng là các dự án game hiện nay đều có vòng đời rất ngắn khi so sánh với các game truyền thống.
Tuy nhiên Splinterlands lại không giống với các tựa game còn lại? Ta hãy cùng nhau nhìn vào biểu đồ thống kê số lượng người chơi Splinterlands trong thời gian qua:
Mọi người có thể thấy kể từ Quý 3 năm 2021, khi Splinterlands đưa thêm SPS - governance token làm phần thưởng thêm cho chế độ Play to Earn thì ngay lập tức số lượng người chơi đã tăng đột biến từ dưới 50K đến hơn 600K trong vài tháng qua.
Điều đáng nói ở đây chính là sau khi đạt được số lượng người dùng nhất định thì con số này rất ổn định và tiếp tục tăng lên. Làm sao mà Splinterlands có thể làm được như vậy?
Đầu tiên phải nói đến chính là “phí vào cửa” của Splinterlands rất thấp. Thông thường các game P2E yêu cầu mọi người phải mua các NFT đắt đỏ hoặc token để bắt đầu chơi game.
Ví dụ: Axie Infinity trong thời điểm phát triển nhất thì một đội hình Pet rẻ nhất cũng có chi phí khoảng $1,000.
So sánh với những game đó thì Splinterlands có thể chơi game hoàn toàn không tốn phí. Khi vừa vào game, bạn sẽ được cung cấp một bộ NFT Card vừa đủ để có thể trải nghiệm các tính năng cơ bản của Splinterlands.
Khi bạn muốn tham gia tính năng Play to Earn thì bạn chỉ cần $10 chi phí để bắt đầu. Người chơi sẽ cần phải đăng ký NFT gọi là Spell Books. Bạn có thể trả bằng các loại tiền điện tử khác nhau hoặc có thể trả bằng cả fiat. Điều này giúp cho Spliterlands sẽ dễ dàng được tiếp cận hơn nhiều.
Ban đầu khi mình bắt đầu chơi game để chơi và tìm hiểu về Splinterlands thì mình nghĩ là đây là một game “pay-to-win”. Để có được thứ hạng cao hơn thì bạn phải đầu tư vào nhiều thời gian và tiền bạc hơn để có thể có được những thẻ bài mạnh hơn cũng như nhiều kinh nghiệm để leo lên rank cao hơn.
Tuy nhiên, ý kiến đó chỉ đúng một phần. Đây được gọi là một cơ chế zero-sum ranking nghĩa là phần thưởng sẽ như nhau theo thời gian. Nếu có một người chơi nào earn được nhiều hơn thì sẽ có một người khác earn được ít hơn, từ đó đảm bảo được tính bảo toàn kinh tế trong game.
Việc mà dự án thành công nhất chính là tạo nên một trò chơi PnE (Play and Earn) đúng nghĩa. Không phải tất cả các người đến với Splinterlands đều muốn tìm kiếm lợi nhuận ở trò chơi này mà họ chỉ muốn tham gia vì tính giải trí hơn với mong muốn khẳng định bản thân và leo lên vị trí cao nhất.
Để làm được điều đó thì họ phải đầu tư nhiều hơn và tham gia dưới dạng “Pay-to-Win”, chính nhờ họ sẽ tạo nên các nguồn tài nguồn kinh tế cho những người chơi “Play to Earn”.
Hive Blockchain
Spliterlands được xây dựng chủ yếu trên Hive Blockchain. Chắc chắn nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao dự án lại chọn một Blockchain ít người biết mà không chọn các blockchain như Ethereum, Solana hay AVAX,...?
Hive là một nền tảng Blockchain phi tập trung theo cơ chế Delegated Proof of Stake (DPoS), được thiết kế để trở thành mạng lưới Web 3.0. Vì thế Hive có tốc độ giao dịch có thể nói là cực nhanh (dưới 3 giây), đặc biệt là Hive không tính phí giao dịch cho người dùng.
Hai đặc điểm này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc cho người dùng. Vấn đề phí luôn là rào cản đối với các Blockchain game khi số lượng transaction là vô cùng lớn. Đối với Hive Blockchain, thì các vấn đề trên sẽ hoàn toàn được giải quyết.
Việc chuyển đổi sang Hive Blockchain có vẻ hoàn toàn đúng đắn khi số lượng người chơi liên tục tăng lên nhờ vào sự tiện lợi của Hive Blockchain.
Ngoài việc hỗ trợ xây dựng và phát triển các dApps, Hive còn cho phép người dùng sáng tạo các nội dung content và nhận phần thưởng là crypto. Đối với Splinterlands, thì mọi người có thể đăng các bài viết của mình về dự án trên Splitertalk.io và nhận lại phần thưởng là Splintertalk (SPT) token.
Nhờ đặc điểm này mà Splinterlands tạo nên một cộng đồng sôi động giúp mọi người dễ kết nối với nhau hơn. Điều này sẽ giúp người chơi gắn bó với dự án hơn và ở lại lâu hơn.
Gameplay Splinterlands
Splinterlands chỉ có một chế độ chơi duy nhất đó là Ranking Battles. Bạn sẽ cạnh tranh với các người chơi khác để có thể đạt được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng. Thứ hạng càng cao thì phần thưởng đem về càng lớn.
Hiện tại, bạn có thể kiếm tiền từ các phần thưởng sau đây:
- Ranked Reward: Mức rank càng cao thì người chơi sẽ càng có cơ hội kiếm được nhiều phần thưởng. Phần thưởng ở đây chính là DEC token khi bạn thắng trận đấu.
- Daily Quest: Mỗi ngày bạn sẽ có một số nhiệm vụ nhất định. Khi bạn hoàn thành nhiệm vụ đó thì bạn sẽ nhận được Loot Chest.
- Season Reward: Mỗi khi mùa giải kết thúc, người chơi sẽ nhận được một số Loot Chest tương đương với rank hiện tại của mình. Kèm theo đó là phần thưởng xếp hạng là Booster Pack sẽ được thưởng cho những người được thứ hạng cao.
- Creating Content: Điểm đặc biệt của Splinterland chính là việc không chỉ Play to Earn mà còn là Write to earn, Share to earn. Với Hive Blockchain, dự án khuyến khích người chơi tạo ra các content có liên quan đến Splinterland bằng cách thưởng cho bài viết bằng SPT (Splintertalk token).
Phần thưởng khi mở Loot Chest cũng sẽ phụ thuộc vào ranking của bạn. Từ đó mọi người có thể thấy được rằng khả năng Earning trong Splinterlands phụ thuộc rất lớn và xếp hạng của bạn.
Mọi người có thể xem video dưới đây để có cái nhìn sơ lược nhất về Gameplay của Splinterlands:
NFT Splinterlands
Card là NFT chính trong game Splinterlands. Để chơi game bạn cần phải có một bộ bài gồm các Summoner (triệu hồi sư) và Monster (quái vật).
Mặc định, khi bạn mới vào game sẽ được cho một bộ bài cơ bản miễn phí để chơi game. Có 5 cách bạn có thể kiếm được thêm Card:
- Loot box: Để nhận được Loot box, bạn cần tham gia vào các trận đấu rank. Bạn sẽ bắt đầu nhận được Loot box khi lên Đồng III (Bronze III), với tỉ lệ nhận được card từ loot box là 10%. Khi càng lên hạng cao, phần thưởng từ loot box sẽ càng tăng.
- Merging: Nghĩ là ghép card. Bạn có thể ghép các thẻ bài giống nhau để tăng cấp chỉ số cho chúng.
- Booster Pack: Mỗi pack có giá khoảng 4$. Khi mở pack sẽ cho bạn 5 thẻ bài với tỉ lệ rớt khác nhau.
- Marketplace: Mua bán các thẻ bài với các người chơi khác trên Marketplace.
- Renting Card: Thuê các thẻ bài của người chơi khác.
Card sẽ được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều yếu tố như: Role, Element, Rarity, Edition, Foil,... Từ đó cho ra hơn 500 thẻ bài khác nhau.
Ngoài các yếu tố trên thì có một yếu tố quan trọng mình muốn đề cập đó chính là chỉ số CP (Card Power). Các thẻ bài mặc định ban đầu trong game đều không có CP mà bạn chỉ có thể kiếm được chúng qua 5 cách mình đã nêu ở trên.
Chỉ số này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định rank của bạn. Để có thể có thứ hạng cao hơn thì bạn cần hai yếu tố:
- Thứ nhất chính là CP (Card Power), chỉ số sức mạnh của bộ thẻ bài của bạn. Chỉ số CP được quy đổi ra số lượng DEC (Dark Energy Crystal) có được sau khi đốt thẻ bài.
- Thứ hai chính là Rank rating, chỉ số này sẽ tăng lên khi bạn thắng trận đấu.
Ngoài việc bạn chơi giỏi đạt được nhiều Rank rating, thì CP của tổng số thẻ bài của bạn sẽ quyết định Rank cao nhất mà bạn có thể đạt được.
=> Chi phí để chơi game sẽ phụ thuộc vào phần này là chủ yếu. Nếu bạn muốn lên rank cao thì bạn phải đầu tư cho một team với chỉ số CP tương ứng. => Tạo nên một nguồn cầu nhất định cho các thẻ bài => Giữ giá thẻ bài không bị giảm và giữ một dòng tiền đều đặn từ người mới chảy vào game.
Thêm nữa, dự án còn có cơ chế Airdrop 13% SPS token - governance token của dự án cho những người hold NFT của Spliterlands. Việc Airdrop này sẽ được phân phối tương ứng theo chỉ số CP của mỗi người.
Thực tế đã cho thấy, kể từ khi áp dụng các phương thức trên đã nhận được các hiệu ứng tích cực. Điển hình là sự tăng mạnh trong doanh số bán Card Pack trong năm 2021.
Crypto Currency trong Splinterlands
Có thể nói rằng hệ thống kinh tế trong game cũng như tokenomic được thiết kế rất cẩn thận và khác biệt với các dự án P2E khác. Tổng quan thì Spliterlands sẽ có 4 loại token chính: Credit, SPS, SPT và DEC.
Ngoài Credit, SPT thì SPS và DEC đều được xây dựng trên hai nền tảng là EVM (BSC, Ethereum) và Hive Blockchain. Mình sẽ giới thiệu và phân tích chi tiết 4 loại token trên.
Credit
Theo bản thân mình thì đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của Spliterlands. Credits là đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biến trong Spliterlands tương đương với DEC (Dark Energy Crystal). Credits được quy đổi giá trị trực tiếp ra đơn vị Fiat.
1,000 Credit = $1
Bạn có thể tự do đổi qua lại giữa Credit với các loại tiền Fiat (PayPal) hoặc EVM Cryptocurrency. Điều này giúp cho trò chơi tiếp cận được nhiều người mới hơn cả crypto lẫn non-crypto.
SPS - Governance token
SPS chính là Governance token của dự án, được sử dụng trong các hoạt động:
- DAO: Với 300M SPS trong DAO Funds, SPS Staker sẽ quyết định sự phân phối của quỹ cho các hoạt động: Thanh khoản, Airdrop, Staking SPS, tái đầu tư,...
- Thưởng cho các hoạt động Play to Earn và Reward Pools.
- Airdrop cho những người hold tài sản của Splinterlands như Card, DEC token,..
Như mọi người thấy thì từ những ngày đầu Splinterlands đã lên kế hoạch để phân phối SPS token.
Nói thêm về kế hoạch Airdrop của Splinterlands thì dự án thông báo sẽ Airdrop 400M token tương đương 13.4% tổng cung cho người chơi dựa trên số lượng tài sản Splinterlands mà họ nắm giữ trong vòng thời gian 1 năm. Cụ thể các loại tài sản đó là Card Collection, DEC token, LP DEC token, Booster Pack, Land Plot, Skin, Totems,...
Theo ý kiến bản thân thì mình thấy những điều này có tác động tích cực tới sự phát triển của dự án. Một phần làm Splinterlands phi tập trung hơn, một phần khuyến khích người chơi không dump NFT và token=> giữ được dòng tiền nằm trong dự án.
Nếu nhìn lại, kể từ thời điểm ra mắt, những usecase của SPS thường mang lại tính lạm phát nhiều hơn là giá trị. Tuy nhiên, những việc này nhường như không ảnh hưởng lắm đến giá của token.
Điều này một phần phản ánh được niềm tin rất lớn của cộng đồng vào dự án. Và niềm tin đó đã được đền đáp xứng đáng khi dự án bắt đầu cho Holder SPS thêm nhiều tính năng.
Cụ thể là vào tháng 9/2021, dự án đã ra mắt phần thưởng mới đó là Voucher cho SPS staker. Voucher này cho phép người chơi có thể mua Card Pack (Chaos of Legion) mới với nhiều phần thưởng hơn. Ngoài ra việc sử dụng SPS để mua Pack sẽ giúp người chơi có nhiều thẻ bài hơn so với khi sử dụng DEC token Hoặc Credit trong giai đoạn Presale.
Điều này đã ảnh hưởng khá lớn lên giá của token vào tháng 9/2022 khi giá của SPS đã x4 lần kể từ khi sự kiện diễn ra. Từ đó chúng ta có thể thấy được tiềm năng khá lớn của SPS token.
Khi dự án đã có được một số lượng người chơi đủ lớn như Splinterland thì chỉ cần ra một sự kiện với đủ sức hấp dẫn thì giá token sẽ tăng rất dễ dàng. Ngoài ra, trong năm 2022 dự án dự kiến còn ra thêm nhiều sự kiện mới mà có liên quan đến Splinterland token như Land Plot Sale,.. Được đánh giá sẽ có ảnh hưởng tích cực lên giá của token SPS.
Hiện tại Marketcap của SPS token vào khoảng 60M và FDV khoảng 400M. Mức định giá này theo mình khá thấp. Khi nhìn vào Roadmap của dự án thì năm 2022 còn rất nhiều sự kiện để xây dựng cơ cấu của SPS. Từ đó chúng ta có thể kì vọng vào sự tăng trưởng của SPS trong năm 2022.
SPT - SplinterTalk token
Như đã nói ở trên SPT (Splintertalk) token là token được sử dụng để thưởng cho hoạt động content vè Splinterlands trên Hive Blockchain.
Ngoài việc SPT token sẽ được tính như một tài sản trong chương trình Airdrop SPS thì SPT dường như xem là một token không có nhiều giá trị. Cho đến khi Splinterlands thông báo sẽ xây dựng một hệ thống kinh tế bên cạnh trò chơi như tính năng Marketplace cho các sản phẩm Content liên quan đến games.
Đối với các bạn có khả năng viết content tốt thì việc tham gia vào Splintertalk cũng là một cơ hội kiếm tiền hấp dẫn hiện tại.
DEC - Currency in-game
DEC (Dark Energy Crystal) là tiền tệ được sử dụng chính trong game với nguồn cung vô hạn tương tự như SLP của Axie Infinity . Có thể nói bạn có thể mua bất cứ vật phẩm gì trong game nếu dùng DEC hoặc Credit.
Người chơi có thể kiếm được DEC token thông qua các nguồn như:
- Nhận phần thưởng khi thắng Ranked Battle.
- Burning Card: Mỗi thẻ bài sẽ có chỉ số Card Power tương ứng với lượng DEC nhận được khi burn card. Đây cũng là giá cơ bản trên Marketplace của thẻ bài.
Mỗi ngày sẽ có trung bình khoảng 1M DEC token sẽ được mint cho daily reward pool. Quỷ này sẽ thay đổi phụ thuộc vào giá của DEC. Nếu giá DEC tăng hơn ngưỡng 1000 DEC = 1$ thì lượng reward sẽ tăng lên và ngược lại.
Ví dụ: Giá DEC tăng gấp đôi với tỉ lệ 500 DEC đổi được 1$ thì lượng reward sẽ tăng lên 2M token mỗi ngày.
Ngoài cơ chế bình ổn giá như thế, DEC token còn có cơ chế giảm phát như đốt DEC token. Tất cả các DEC được sử dụng để mua miniset Pack, Skins, Potion đều được sử dụng để đốt. Cơ chế này nhằm mục đích cân bằng với hoạt động burn card để lấy DEC token.
Khi nhìn vào biểu đồ giá của DEC token, mọi người sẽ cảm thấy rằng reward có thể giảm đi rất nhiều tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Bởi vì dự án đang phát hành nhiều token hơn bình thường để đưa giá DEC trở lại mức bình thường là 1000 DEC = 1$. Vì thế mặc dù giá token giảm nhưng số lượng earn ra sẽ bù vào phần lợi nhuận của người chơi.
Lợi nhuận kiếm được từ Splinterlands
Ở phần này mình sẽ tập trung vào phần lợi nhuận tối thiểu mình kiếm được nếu đầu tư vào từng phân khúc. Như mọi người đã biết, để có thể earn được nhiều hơn thì ta cần phải đầu tư vào nhiều hơn để có được chỉ số CP lớn hơn. Mọi người hãy cùng tham khảo các mức đầu tư để có thể leo lên từng mức rank:
- Bronze II – 1000/125 = 8 cards 125CP. 8×0.9 = US$7.20
- Silver III – 15,000/125 = 120 cards 125CP. 120×0.9 = $102
- Gold III – 100,000/125 = 800 cards 125CP. = 800×0.9 = US$720
- Diamond III – 250,000/125 = 2000 cards 125CP = 2000×0.9 = US$1,800
- Champion – 500,000/125 = 4000 cards 125CP = 4000×0.9 = US$3,600
Trên đây là mình lấy giá trị sàn của một thẻ bài với chỉ số sức mạnh 125 CP với giá trị là $0.8 - $1 ở thời điểm hiện tại. Và đây là mức tối thiểu để có thể mở khóa rank đó, nhưng trên thực tế có thể mọi người cần phải mua nhiều card mạnh hơn với giá có thể cao hơn giá này rất nhiều.
Lợi nhuận mọi người kiếm được sẽ bao gồm: Battle win reward, Loot chest, SPS Airdrop. Phần SPS Airdrop có thể sẽ giảm dần khi càng nhiều tham gia vào thị trường.
Khi đạt được các mức rank đó thì mọi người sẽ có thể earn được như sau:
Mọi người có thể thấy được mức lợi nhuận 1 năm rơi vào khoảng 100-200%. Mức giá này có thể nói là tạm ổn nhưng không cao khi so với các dự án game khác thì Splinterlands yield có phần hơi thấp hơn.
Có nên đầu tư vào SplinterLand?
Splinterlands là một dự án game được đánh giá khá cao từ các nhà đầu tư. Khi một dự án game mà đã có tuổi đời trên 5 năm (từ năm 2018) đã vượt qua các đợt thử thách của Bear Market thì việc đó đã tạo cho nhà đầu tư một niềm tin nhất định vào dự án.
Tuy vậy, với số lượng người chơi ngày càng nhiều thì việc tìm kiếm các cơ hội hấp dẫn vào dự án này cũng ngày càng ít.
Chương trình SPS Airdrop cho người chơi không còn hấp dẫn khi phải chia sẻ cho hơn gần 600,000 người chơi.
Nhưng vẫn còn một số khía cạnh mà theo ý kiến cá nhân mình vẫn thấy rất tiềm năng:
- Card NFT: Ở đây mình muốn hướng tới các bộ NFT cũ. Như mọi người đã biết sau khi mà các Package đã được bán hết thì số Card NFT là cố định và có thể giảm do các hoạt động Merging, burning. Từ đó, các bộ NFT cũ ngoài việc sẽ mạnh hơn thì chúng còn có giá trị sưu tầm.
Thông qua một vài video mình tham khảo thì giá của Card NFT cũ thông thường đã x10 thậm chí x20 nếu chúng có nhiều tính năng hiếm. Khi việc càng nhiều người mới vào trò chơi nhưng số lượng các card cũ vẫn vậy thì giá của NFT sẽ được nâng lên rất cao.
- SPS: Đây là tài sản thứ hai mình kỳ vọng bởi định giá của SPS còn khá thấp khoảng $400M khi so sánh với các dự án khác như Axie Infinity: $16B. Thì SPS vẫn còn khả năng phát triển rất lớn.
Hiện tại tuy là SPS chưa còn nhiều công dụng, nhưng cũng vì thế mà bây giờ cũng là lúc tiềm năng để đầu tư vào token này. Trong năm 2022, dự án cũng sẽ cho ra thêm nhiều tính năng mới có liên quan tới SPS token như Land Plot, Voucher,...
Tổng kết
Như vậy, Splinterland là một game thẻ bài dẫn đầu hiện nay được xây dựng trên Hive Blockchain. Qua quá trình phát triển của mình, Splinterland đã xây dựng được một dự án Blockchain Game đúng nghĩa với cộng đồng đông đảo và kết hợp hài hòa giữa yếu tố Game và Finance.
Ngoài Splinterlands, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cơ hội đầu tư với hệ sinh thái Solana với: